Bùng Phát Dịch Tôm Đồng Mỹ Trung (Bình Định)
Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.
Vụ nuôi tôm năm nay thuận lợi hơn mọi năm do đợt lũ lịch sử tháng 11 năm ngoái phần nào làm sạch môi trường. Phần đông bà con mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) đã qua kiểm dịch của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - chi nhánh Bình Định 3, ở xã Mỹ An - Phù Mỹ, và của Công ty Việt Úc ở Bình Thuận về thả nuôi từ 1 - 9.3.2014 và nuôi mới 12 ngày đã xảy ra dịch bệnh làm cho tôm chết hàng loạt, đến nay đã lan rộng trên 23 ha.
Ông Phan Văn Chạy, Chi hội trưởng Chi hội nuôi tôm đồng Mỹ Trung, than thở: Vụ nuôi tôm năm nay ai cũng đều tin tưởng sẽ thắng lợi, không ngờ mới thả tôm giống vào nuôi được 12 ngày thì xảy ra bệnh thân đỏ đốm trắng trên diện tích 1 ha, sau đó lan rộng ra toàn vùng. Hiện tại còn 8 ha mới nuôi 1 tháng tuổi chưa xảy ra dịch bệnh, nhưng bà con cũng rất lo lắng.
Ông Đỗ Ngọc Du, một trong 6 hộ thả tôm giống của Công ty Việt Úc, cho biết: “6 hộ chúng tui đều mua giống TTCT về thả cùng ngày 4.3 trên 6 ao nuôi có tổng diện tích 3 ha. 12 ngày sau, tôm dạt vào bờ chết, lấy mẫu đi xét nghiệm mới biết bị bệnh đốm trắng.
Chúng tôi nghi ngờ có thể tôm mang mầm bệnh từ bố mẹ, chứ thường tôm nuôi ít ra cũng từ 1 tháng trở lên mới xảy ra dịch bệnh. Riêng phần tôi với diện tích 7.500 m2, thả 25 vạn TTCT, chi phí cải tạo ao, mua tôm giống, thức ăn, xăng dầu hết 50 triệu đồng đã đi tong”.
Nhiều hộ nuôi tôm thâm niên ở đây cho rằng, 2 năm liên tiếp mất mùa nên việc đầu tư cải tạo ao nuôi của bà con thiếu đồng bộ, chỉ 70% số hồ cải tạo bài bản, còn lại cải tạo sơ sài và có chủ hồ cứ để vậy thả nuôi TTCT mua trôi nổi trên thị trường. Mặt khác, hệ thống cấp nước và thải nước mặc dù có 2 kênh riêng biệt, nhưng lại chung một cống dẫn và thoát nước nên khi một ao tôm bị dịch bệnh thải nước ra môi trường, ao khác lấy vào thì việc lây lan bệnh là khó tránh khỏi.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thắng, cho biết: Tuy ở đây có chi hội nuôi tôm cộng đồng, nhưng hoạt động không hiệu quả, mạnh ai nấy làm, khi xảy ra dịch bệnh, chính quyền địa phương và ngành chức năng đến kiểm tra, xử lý, các hộ nuôi tôm không hợp tác, nên không thể dập dịch triệt để được.
Có thể bạn quan tâm
“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Vụ lúa hè thu được xem là vụ lúa sản xuất chính trong năm, thời tiết tương đối thuận lợi, chi phí đầu tư sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nên gieo sạ đúng theo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết và các loại sâu bệnh gây ra. Đặc biệt, tránh thu hoạch lúa vào tháng 9 - thời điểm mưa nhiều, khó bảo quản và tiêu thụ lúa như các năm trước đây.
Vụ sản xuất Đông Xuân (ĐX) năm 2013-2014, huyện Tuy Phước triển khai thực hiện 24 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa với tổng diện tích 1.120 ha, trong đó có gần 600 ha liên kết sản xuất lúa giống, năng suất đạt 80,3 tạ/ha, tăng 8,8 tạ/ha so với năng suất bình quân chung. 100% số hộ tham gia liên kết sản xuất lúa giống trên CĐML đều thu lợi nhuận khá.
Tàu bằng gỗ, kết cấu theo kiểu tàu cá Thái Lan, tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng, chiều dài 25 m, rộng 6 m, cao 3,7 m, lắp 2 máy đẩy tổng công suất 1.150 sức ngựa, tải trọng 300 tấn.
Trên đường đưa tôi tới thăm nhà ông Minh, ông Nguyễn Đăng Hoa - Chủ tịch Hội ND phường Hương Long, bảo: “Chịu khó như ông Minh chỉ có giàu thêm, chứ không thể nghèo đi”.