Các Nước Bắc Thái Binh Dương Đồng Ý Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành
Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.
Một cuộc họp tiểu ban kéo dài 4 ngày của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) được tổ chức tại Fukuoka, phía tây nam Nhật Bản, nơi mà đề nghị của Tokyo về việc giảm sản lượng đánh bắt trung bình từ 2002-2004 đã được thống nhất.
Các nước tham gia, bao gồm cả Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan và Nhật Bản - những nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới - đang hy vọng động thái này sẽ giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ cao.
Các nhóm ở vùng lãnh thổ phía bắc thuộc quyền quản lý của WCPFC sẽ trình bày kế hoạch này tại hội nghị hàng năm của tổ chức vào tháng 12, cùng với một kế hoạch phục hồi trong 10 năm đối với cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, bắt đầu vào năm 2015.
Tokyo đã miễn cưỡng giảm sản lượng khai thác, mặc dù bằng chứng khoa học đã cho thấy trữ lượng cá đang ở mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản đối với việc bảo tồn một cách triệt để hơn ra sau khi thẩm định ở quy mô quốc tế một cách độc lập được thực hiện hồi năm ngoái, cho thấy trữ lượng cá ngừ vây xanh, được những người yêu thích sushi đánh giá cao, đã giảm 96% so với mức ban đầu.
Hầu hết các hoạt động khai thác đều bị lẫn cá con, đẩy các loài tiến gần tới sự tuyệt chủng.
Kế hoạch đã được thông qua cho thấy số lượng cá ngừ chưa trưởng thành - có trọng lượng dưới 30 kg - đang sụt giảm nên Nhật Bản có thể cắt giảm khai thác khoảng 4.000 tấn một năm.
Theo kế hoạch, trữ lượng cá ngừ vây xanh của đại dương sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ đạt 43.000 tấn.
Related news
Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.
Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.
Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.
Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.