Cá Thoi Đỏ (Boarfish) Được Quảng Bá Tại Trung Quốc
Phái đoàn thương mại do Bord Bia tổ chức và Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Simon Coveney dẫn đầu, 12 công ty thủy sản Ireland tham gia hội chợ triển lãm thủy sản Trung Quốc tại Thanh Đảo, nhằm tìm kiếm khách hàng.
Tháng 8/2014, kim ngạch XK thủy sản của Ireland sang Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) tăng 34% so với cùng kỳ. Trung Quốc là một thị trường quan trọng đối với hải sản Ireland. Mức độ đô thị hóa cao và tầng lớp trung lưu làm tăng nhu cầu thủy sản an toàn, và thuỷ sản Ireland đáp ứng được nhu cầu này.
Trong năm 2013, NK thủy sản của Trung Quốc đạt 6,8 tỷ EUR, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Mức tiêu thụ thủy sản hiện nay là 33 kg/người.
Cá thoi đỏ có hạn ngạch khai thác cao. Cụ thể, năm 2014, hạn ngạch là 127.509 tấn. Theo các ngư dân, loài cá này có vây gai, gây hại cho các loài khác. Những năm gần đây, loại cá này đàn dược thử nghiệm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của con người, mặc dù cũng có khó khăn do loài này có hình dạng khác thường nên khó chế biến.
Cá thoi đỏ chưa được bán trên thị trường cho người tiêu dùng nhưng thử nghiệm về hương vị và dinh dưỡng cho kết quả tích cực.
Để cho chế biến hiệu quả loài cá này, Ủy ban Nghề cá biển (BIM) đã đầu tư hơn 600.000 EUR để phát triển công nghệ chế biến riêng biệt để sản xuất cá bỏ đầu và ruột, cá băm, nâng cao giá trị sản phẩm. Trung tâm Phát triển thuỷ sản của BIM đã tìm ra các công thức nấu ăn đặc biệt phục vụ thị hiếu người Trung Quốc. BIM cũng đã làm việc chặt chẽ với các công ty để phát triển liên doanh, tận dụng tối đa các cơ hội để cạnh tranh hiệu quả.
So với các thị trường truyền thống đối với thủy sản Ireland như Đức và Pháp, việc thâm nhập thị trường Trung Quốc gặp khó khăn do đây là một đất nước rộng, khó tìm được nhà cung cấp nên thiếu thông tin phản hồi về sản phẩm và định hướng về giá cả. Các công ty Ireland nếu liên kết lại có thể tạo ra tác động trên thị trường.
Có 3 nhóm công ty Ireland đang hoạt động tại Trung Quốc với sự hỗ trợ từ Bord Bia. Các công ty đang đẩy mạnh phát triển thương hiệu và XK cua, tôm, nghêu, cá hồi hun khói và cá nổi. Từ khi thành lập vào năm 2012, các nhóm này đã tổng doanh thu XK trên 6 triệu EUR.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38933/Ca-thoi-do-boarfish-duoc-quang-ba-tai-Trung-Quoc.htm
Có thể bạn quan tâm
Vì thế, lệnh áp thuế đối với cá tra nhập khẩu từ VN sẽ được tiếp tục áp dụng. Tháng 6.2014, ITC thông báo mở cuộc rà soát lần thứ 2; đến ngày 29.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định liên quan đến đợt rà soát lần 2 và kết luận việc dỡ bỏ lệnh thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá.
Ngày 29/1/2012, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đón sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, nhà máy luôn duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt công suất cao. Sản lượng Đạm Cà Mau hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước, đưa Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) trở thành một trong những nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam.
Ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bình quân mỗi năm tổng các nguồn đầu tư cho một huyện miền núi như Hướng Hóa là hơn 50 tỷ đồng, Đakrông khoảng 30 tỷ đồng.
Ngày 7-11, Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá phối hợp Công ty cổ phần Syngenta, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai NK7328 với quy mô 0,28ha tại xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.