Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Những Đặc Điểm Sinh Sản Của Cá Rô Phi Vằn?

Những Đặc Điểm Sinh Sản Của Cá Rô Phi Vằn?
Ngày đăng: 30/07/2014

Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá rô phi phụ thuộc vào loài cá, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng của cá. Sống trong điều kiện thuận lợi, giàu thức ăn cá lớn nhanh và phát dục cỡ lớn. Còn khi sống ở nơi thiếu thức ăn, cá sẽ thành thục cỡ nhỏ.

Bình thuờng cá rô phi giống oreochromis thành thục lần đầu sau 4 - 5 tháng tuổi (nuôi trong ao) khi cỡ cá đạt 100 – 150g. Nhưng cũng có trường hợp cá thành thục chỉ ở cỡ dưới 100g. Khác với cá rô phi vằn, rô phi đen thường thành thục cở nhỏ hơn, dưới 40 – 50g.

Hầu hết các loại rô phi vằn đẻ hầu hết trong năm. Trong điều kiện khí hậu ẩm quanh năm như ở các tỉnh phía trong Nam, các dòng cá rô phi vằn oniloticus có thể đẻ từ 10 - 12 lần trong năm, trong khi đó các tỉnh phía Bắc cá chỉ đẻ 5 -7 lần vì trong mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 cá ngừng đẻ. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng cá “trẻ” từ sáu tháng đến 1 năm tuổi thì đẻ dày hơn cá “già” từ hai năm tuổi trở đi.

Rô phi vằn có đặc tính sinh sản là con đực làm tổ đẻ, đường kính tổ thường là 20 – 30cm và thích hợp nhất ở độ sâu 0,3 – 0,6m. Sau khi đẻ, cá mẹ ấp trứng và ngậm con trong miệng. Thời gian ấp trứng 4-6 ngày ở nhiệt độ 30oc và thời gian ngậm con có thể kéo dài 3-4 ngày.

Đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàn thì chúng mới ra khỏi miệng cá mẹ. Sau khi “giải phóng” hết cá con thì cá mẹ mới tiếp tục bắt mồi và tham gia vào chu kỳ sinh đẻ mới. Thời gian giữa hai lứa đẻ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần.

Trung bình mỗi lần cá đẻ từ 1 nghìn đến 2 nghìn trứng. Tuy nhiên số lượng trứng và kích thước trứng còn tùy thuộc vào cỡ và tuổi cá mẹ. Cá cỡ lớn đẻ nhiều trứng hơn có thể trên 2 nghìn trứng và cỡ trứng cũng lớn hơn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn

Cá rô phi vằn dòng gift được nhập vào nước ta từ giữa những năm 1990 và hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Loài cá này có ưu điểm nổi bật là tốc độ tăng trọng cao hơn 60% so với cá rô phi thường, tỷ lệ sống cao hơn 50%. Xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi giống cá này.

08/08/2013
Để Chủ Động Cho Cá Rô Phi Đẻ Vụ Đông Để Chủ Động Cho Cá Rô Phi Đẻ Vụ Đông

Cá rô phi thuộc loại kém chịu lạnh, thường chết nhiều khi nhiệt độ ao nuôi dưới 120C. Ở các tỉnh miền bắc nước ta, vào những tháng mùa đông, nhiệt độ có thể xuống thấp tới 140C, tháng rét nhất có khi 10 -110C và kéo dài nhiều ngày. Các tỉnh miền núi phía bắc, nhiệt độ nhiều nơi còn xuống dưới 100C. Ở nhiệt độ này, cá bị chết, thậm chí chết hết cả ao nếu không phòng chống rét kịp thời cho cá.

31/07/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Trong Ao Đất Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Trong Ao Đất

Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường. Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi.

25/07/2013
Phương Pháp Mới Điều Khiển Giới Tính Cá Rô Phi Phương Pháp Mới Điều Khiển Giới Tính Cá Rô Phi

Cá Rô phi (thuộc họ Cichlidae, giống Oreochromis) hiện được nuôi phổ biến nhất là loài cá Rô phi vằn - niloticus (là giống nhập vào nước ta từ Đài Loan từ năm 1974) và loài cá Rô phi đỏ - Red Tilapia (nhập từ Malaixia năm 1985) là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều vùng cuả các nước nhiệt đới, đồng thời cũng có khả năng rộng muối (từ 0‰- 40‰) và đặc biệt, nó có đặc tính ăn tạp nên rất được nông dân ưa chuộng chọn nuôi. Hiện nay cá Rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới sau nhóm cá Chép Fitzsimmons và Gonzalez, 2005 – Trích dẫn bởi Trung tâm tin học, Bộ Thủy sản, 2005) với sản lượng năm 2007 là 2.121.010 tấn.

12/08/2013
Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bán Thâm Canh Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bán Thâm Canh

Năm 2010 Trung tâm Ứng dụng KHKT TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính bán thâm canh tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Hơn 8.000 con cá rô phi đơn tính dòng GIFT đã được thả ở diện tích 2.000 m2, kích cỡ 3-4 cm/con (150 con/kg), mật độ thả 4 con/m2.

13/08/2013