Cá Rô Phi Đẻ Ra Trứng Hay Đẻ Ra Con?

Trong các loài cá nuôi hiện nay của ta, cá rô phi thuộc loài có tập tính đẻ đặc biệt hấp dẫn.
Đến thời kỳ sinh sản, cá rô phi có hiện tượng “áo cưới”, rõ nhất là ở cá đực. Lúc này cá có màu sắc sặc sỡ hơn, các vạch ngang thân có màu sắc đậm hơn. Cá đực và cá cái bơi bám sát nhau. Cá đực và cá cái cùng hợp lực đào hố ở đáy ao. Cá chỉ ngừng đào khi hố đẻ đã như ý: hình tròn, dốc thoai thoải, trơn nhẵn và không còn bùn lắng đọng.
Sau khi cá cái đẻ trứng vào hố, cá đực liền tưới tinh dịch lên trứng. Trứng được thụ tinh trong chiếc hố xinh xắn mà hai “vợ chồng” cá vừa chuẩn bị. Tiếp đó, cá cái dùng miệng hút ngập tất cả số trứng trong hố để …ấp cho tới khi trứng nở thành cá con (nếu quan sát kỹ bạn còn thấy thỉnh thoảng cá cái phun loại ra ngoài những trứng bị ung hỏng nữa).
Sau khi nở, cá con bơi theo mẹ kiếm ăn. Mỗi khi gặp nguy hiểm (gặp cá quả, cá rô, rắn nước hoặc có tiếng động lạ…) cá mẹ liền phát ra tín hiệu rồi há miệng thu cả đàn cá con vào miệng rồi bơi đi ẩn nấp. Chỉ khi thật yên tĩnh và an toàn, cá mẹ mới há miệng cho đàn con bơi ra ngoài.
Đọc đến đây, tin rằng bạn có thể giải thích tại sao lại có đàn cá rô phi con trong bể nước, mặc dù bạn chỉ thả vào bể nước có một con cá mẹ. Câu hỏi cá rô phi đẻ ra trứng hay ra con cũng vì thế dễ dàng tìm được câu trả lời.
Related news

Cá thường mắc một số bệnh trong khi nuôi thương phẩm như ký sinh trùng, nấm, nhiễm khuẩn hoặc dinh dưỡng.

Cá rô phi vằn nuôi trong ao thành thục sinh dục sau 4-5 tháng tuổi và trọng lượng cá đạt trung bình 100- 150 g/con (cá cái).

Trong khi nuôi vỗ cá bố mẹ và ương nuôi cá con, không sử dụng phân bón hữu cơ chưa qua xử lý và các hóa chất, kháng sinh bị cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Ao rộng từ 300 - 500 m2, mức nước trong ao 0,8 - 1 m, không cớm rợp, có bờ chác chắn. Đáy ao phẳng đều, hơi dốc về phía cống thoát nước, cống cáp và thoát nước.

Sau khi ương từ cá bột lên cá hương, tiếp tục ương từ cá hương lên cá giống để tạo đàn cá giống lớn, đều cỡ cho nuôi cá thương phẩm.