Hạt Điều Rớt Giá Thảm !

Ở thời điểm hiện nay (7/4) giá hạt điều rớt xuống còn 18.000 đồng/ký, bằng với giá hạt điều cách đây 16 năm (1998).Chỉ tính riêng trong tuần lễ đầu tháng 4 hạt điều đã rớt đến 4 giá, từ 25.000 đồng còn 18.000 đồng. Nông dân thu hạt điều chỉ cần để qua một đêm đã thấy lỗ mấy nghìn đồng một ký.
Bình Thuận vào những năm 1999 - 2000 diện tích cây điều lên đến hàng chục nghìn ha. Có huyện diện tích điều chiếm trên 40% diện tích cây lâu năm như Hàm Tân, Tánh Linh…nay thì diện tích điều còn rất ít, chủ yếu chỉ còn cây điều trong vườn, trên rẫy núi.
Cây điều bị chặt phá, trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân chính là do giá cả bấp bênh. Dù không phải lệ thuộc hay bị ép giá như thị trường thanh long, dưa hấu… Hạt điều chủ yếu phục vụ cho các nhà máy chế biến trong nước, chế biến để xuất khẩu. Thuận lợi là vậy, nhưng giá cả thì không ổn định chút nào. Các nhà máy chế biến với lợi thế độc quyền, họ muốn tăng giảm tùy thích.
Cây điều, nhìn về mặt chiến lược, đây là loại cây trồng lâu năm có sản phẩm xuất khẩu giá trị cao, ngoài ra cây điều còn có chức năng phủ xanh đất trống đồi trọc. Ở huyện Tánh Linh vào những năm 1960, điều được trồng thành rừng, thành đồi nối tiếp (đồi Dương Lễ).
Giá trị của cây điều rất rõ ràng, nhưng để nông dân gắn được với cây điều. Từ sản phẩm hạt điều họ có được cái ăn, cái mặc, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lý, nhất là giá cả thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Giá mía tăng một phần do đầu vụ, mặt khác chữ đường vụ này đạt cao, dao động từ 10,5 đến 11 chữ đường, tăng gần 1 chữ đường so với vụ trước. Với giá mía hiện tại, những diện tích đạt năng suất 100 tấn/ha sẽ có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, còn năng suất từ 120-200 tấn/ha thì mức lợi nhuận có thể đạt từ 30-60 triệu đồng.

Trong khi đó, giá mua tại vườn chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, dù đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng tình hình thu mua của các thương lái khá chậm. Ông Hoàng, có vườn trồng hồng khoảng 1ha ở Đức Trọng cho biết dù đã kêu mấy ngày nay, người mua vẫn không đến lấy hàng.

Trong khi đó, các yếu tố con giống, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường nuôi luôn biến động; các công trình hạ tầng phục vụ NTCN hiện đang thiếu và yếu, nhất là điện… thì người NTCN nuôi ở mật độ dày (80 - 200 con/mét vuông) khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).