Khai Thác Vụ Cá Bắc (2013 - 2014) Đạt Sản Lượng Hơn 2,1 Triệu Tấn

Theo báo cáo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tổng sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc (2013 - 2014) đạt 2.161 nghìn tấn, tăng 7,78% kế hoạch và 1,2% so vụ cá Bắc (2012 - 2013);
Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1.197 nghìn tấn, tăng 7,84% kế hoạch và tăng 1,18% so cùng kỳ; khai thác nội địa đạt 64 nghìn tấn, tăng 6,67% kế hoạch và tăng 1,58% so cùng kỳ.
Các địa phương có sản lượng khai tăng khá như: Bình Định tăng 4%, Bình Thuận tăng 7%, Nghệ An tăng 39,51%; Hải Phòng tăng 18,70%, Thanh Hóa tăng 0,78%, Thái Bình tăng 19,6%, Quảng Bình tăng 2,6%, Kiên Giang tăng 4,77%.
Có được thắng lợi này, là nhờ việc triển khai các chính sách, đề án về nghề cá đã và đang được các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền, ngành chức năng ở các địa phương áp dụng có hiệu quả. Cùng đó là hoạt động thiết thực của các tổ đội sản xuất trên biển, tính đến nay cả nước có trên 3.750 tổ đội đánh bắt trên biển với khoảng 22.100 tàu /145.000 lao động (tăng 2.000 tổ đội/13.000 tàu so 2 năm trước).
Ngoài ra, các địa phương trong cả nước cũng đã thí điểm thành lập được trên 50 nghiệp đoàn đánh cá với quy mô lớn và tổ chức điều hành bài bản. Tính từ năm 2010 đến 15/3/2014, cả nước đã huy động khoảng 1.456.744 triệu đồng hỗ trợ, giúp ngư dân khai thác ở các vùng biển xa;
Trong đó, hỗ trợ chi phí nhiên liệu là 1.124.456 triệu đồng, hỗ trợ bảo hiểm là 14.604 triệu đồng, hỗ trợ máy thông tin liên lạc trên tàu được 2.724 chiếc (tương đương 312 triệu đồng), hỗ trợ xây dựng 16 trạm bờ (tương đương 4.778 triệu đồng).
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khai thác vụ các Bắc vẫn còn những tồn tại nhất định, nổi bật là sản lượng khai thác tuy tăng nhưng năng suất đánh bắt, chất lượng và giá bán sản phẩm giảm;
Hệu quả của các nhóm tàu khai thác không cao; hệ thống hậu cần, dịch vụ còn nhiều bất cập, yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất thực tế hiện nay.
Theo đó, để triển khai tốt vụ cá Nam năm 2014, Sở NN&PTNT và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh, thành phố ven biển cần tổ chức tốt việc huy động lực lượng phương tiện nghề nghiệp đánh bắt, tổ chức có hiệu quả việc thực thi các chính sách của Trung ương và địa phương;
Tăng cường công tác quản lý tàu cá, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tham gia quản lý và tổ chức sản xuất nghề cá.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.