Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng, Chế Biến, Bảo Quản Rong Nho Biển
Năm 2013, Viện Hải dương học cùng UBND huyện Trường Sa và Vùng 4 Hải quân đã thực hiện đề tài “Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển” cho quân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa, nhằm bổ sung rau xanh cho quân dân trên các đảo.
Kết quả, đã tập huấn cho 40 chiến sĩ và người dân, 2 mô hình trồng treo và trồng đáy rong trong bể composite, năng suất 7 - 10 kg rong tươi/m2. Rong nho được bảo quản tươi 8 - 10 ngày bằng sục khí, hoặc bảo quản 3 - 4 tháng bằng ướp muối. Đề tài còn cung cấp 100 kg rong nho cho bếp ăn một số đơn vị tại Vùng 4 Hải quân nhằm quảng bá sử dụng rong nho biển làm thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.
Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.
Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.
Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.
Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.