Phản đối Mỹ giám sát cá tra, ba sa của Việt Nam
Ngày 30/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam liên quan đến việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes, trong đó có cá tra, basa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
"Chúng tôi rất thất vọng về việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes, trong đó có cá tra, basa của Việt Nam”.
"Sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Các công ty Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tuân thủ các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu mặt hàng cá này vào thị trường Hoa Kỳ và đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận rộng rãi.
Do đó, việc lập cơ chế giám sát nêu trên là không cần thiết.
Không chỉ Việt Nam mà nhiều cơ quan, tổ chức cũng như lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng phản đối chương trình này.
Các nước ASEAN cũng lo ngại cơ chế này sẽ ảnh hưởng tới các mặt hàng xuất khẩu của họ”, người phát ngôn nhấn mạnh.
Ông Lê Hải Bình khẳng định: "Chúng tôi lo ngại cơ chế này sẽ trở thành một hàng rào thương mại phi thuế quan, tác động nghiêm trọng tới xuất khẩu của Việt Nam và đời sống của nhiều người nông dân Việt Nam cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, theo dõi sát quá trình triển khai để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hai nước.”
Theo hãng Reuters, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 25/11 đã ban hành các quy định mới đối với những nhà cung cấp cá da trơn, trong đó yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và các nhà xưởng chế biến đối với cả những nhà sản xuất trong và ngoài nước, hầu hết từ Việt Nam, nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất.
Những quy định mới này dự kiến có hiệu lực từ tháng 3/2016 và sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn trong hơn 18 tháng, theo đó cho phép các nhà cung cấp nước ngoài có thời gian để tiến hành những thay đổi cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của USDA.
Hiện cá da trơn là món thủy sản phổ biến thứ 6 ở Mỹ.
Các nhà sản xuất Việt Nam và các nhà thương lượng thương mại đã bày tỏ quan ngại rằng hoạt động nhập khẩu cá da trơn sẽ bị cấm cho tới khi các nhà sản xuất có thể đáp ứng những yêu cầu mới của USDA, đồng thời sẽ gây ra trở ngại lớn cho lĩnh vực xuất khẩu quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.
Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).
Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.
Ngày 27/11/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phối hợp Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tổng kết mô hình công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa tại ấp Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, nguyên nhân giá tiêu tăng cao trong những ngày qua là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2013 của cả nước đạt thấp. Tại vùng chuyên canh hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), năng suất của niên vụ 2013 chỉ đạt 37,7 tạ/ha, giảm gần 30% so với năng suất niên vụ 2012.