Cả Nước Có Gần 18.000 Ha Cây Thanh Long Bị Dịch Bệnh Đốm Nâu

Số ha cây thanh long bị bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Cruos – Slippers gây nên.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), trên cả nước hiện trồng khoảng 33.600 ha cây thanh long thương phẩm. Trong đó, tại tỉnh Bình Thuận có 24.000 ha, Long An có 5.400 ha và tỉnh Tiền Giang trồng 4.200 ha.
Gần đây, thanh long là cây ăn quả cho kinh tế cao nhất so với các loại cây ăn trái khác do xuất khẩu giá cao và cho trái quanh năm.
Tuy nhiên, hiện nay cả nước có khoảng 18.000 ha cây thanh long bị bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum(Penz) Cruos – Slippers gây nên. Loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, gây giảm năng suất, chất lượng trái thanh long. Do đó, để bảo vệ vườn cây thanh long thương phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao, nhà vườn cần đổi mới quy trình canh tác, áp dụng đúng theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) khuyến cáo bà con nông dân dựa vào canh tác là chính. Người dân phải bón phân chuồng và NPK và phân vi lượng để cây thanh long phát triển bộ rễ tốt, cây có sức đề kháng cao.
Những vườn thanh long rậm rạp, bà con nên tỉa bớt những tượt dưới, bởi vì những tượt dưới không cho trái mà nằm dày đặc tạo ẩm độ rất cao. Bà con trồng mới nên trồng vào cuối mùa mưa thì nó ra những tượt vào đầu mùa nắng ít bị nhiễm bệnh hơn.
Related news

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.

Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…