Khối lượng tăng đột biến, xuất khẩu gạo vẫn ảm đạm
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, khối lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2015 ước đạt 6,24 triệu tấn và 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 426,04 USD/tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, chiếm gần 35% thị phần.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang Nga có sự tăng trưởng đột biến, tăng gấp 2,02 lần về khối lượng và tăng 79,05% về giá trị.
Các thị trường khác đều giảm đột biến so với cùng kỳ năm 2014 như Phillipines (giảm 26,81% về khối lượng và giảm 33,4% về giá trị), Singapore (giảm 36,87% về khối lượng và giảm 34,64% về giá trị), Hồng Kông (giảm 30,37% về khối lượng và giảm 36,99% về giá trị) và Hoa Kỳ (giảm 32,56% về khối lượng và giảm 26,3% về giá trị).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lý giải, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với cùng kỳ liên tục trong 10 tháng và chỉ mạnh trở lại vào tháng 11 khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với Phillipines (450 nghìn tấn) và Indonesia (1 triệu tấn).
Hai hợp đồng này đã góp phần làm cho khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 và tháng 11 tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó.
Trung tâm Tin học và Thống kê dự báo khối lượng gạo xuất khẩu cả năm của Việt Nam năm 2015 dự kiến đạt 6,8 triệu tấn, cao hơn so với công bố trước đó.
Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn, sau quý 1/2016, giá lúa gạo sẽ không lên cao được và có thể giảm nhẹ.
IMF cũng dự báo giá gạo bình quân năm 2016 giảm 13% so với năm 2015, trong khi đó Ngân hàng Thế giới cho rằng, giá gạo sẽ giảm 2-3% trong những năm tiếp theo.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhìn nhận, xuất khẩu gạo vẫn chịu áp lực giảm giá khi mà lượng tồn kho của các nước đều cao hơn so với mọi năm.
Hiện, tồn kho gạo của Trung Quốc đang duy trì ở mức cao; tồn kho gạo của Thái Lan, Ấn Độ còn lớn trong khi đồng bath (Thái Lan) và rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Hãng tin Reuters trích thông báo của Bộ Công thương Ai Cập cho biết, chính phủ nước này dự kiến ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo kể từ ngày 1/9/2015 nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Tổng sản lượng nhãn sản xuất rải vụ đạt hơn 116.430 tấn, giảm hơn 38.000 tấn so với chính vụ, nhưng bù lại giá bán cao gấp đôi.
Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ.
Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.
Niên vụ 2014-2015, ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, khi niên vụ cà phê (từ tháng 10/2014 - 9/2015) sắp kết thúc, ngành cà phê mới xuất khẩu được 1,05 triệu tấn.