Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Chân Trắng Chất Lượng

Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Chân Trắng Chất Lượng
Ngày đăng: 11/03/2014

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Diện tích tăng nhanh

Do nhiều nông dân trúng lớn khi chuyển từ con tôm sú sang tôm chân trắng nên diện tích thả nuôi trong thời gian gần đây liên tục được mở rộng. Theo ngành chức năng, hầu hết diện tích quy hoạch nuôi tôm công nghiệp hiện nay gần 6.500 ha đã được người dân chuyển sang nuôi đối tượng này. Ngoài ra, còn rất nhiều hộ nuôi ghép với tôm sú theo hình thức quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến năng suất cao.

Theo nhiều người có kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp, với lợi thế thời gian nuôi ngắn, sản lượng cao, không bao lâu nữa diện tích nuôi tôm chân trắng sẽ lấn át diện tích nuôi tôm sú. Khi diện tích nuôi thẻ chân trắng tăng nhanh, tỉnh chưa sản xuất giống tôm chân trắng, tình trạng khan hiếm con giống, dịch bệnh bùng phát, thị trường đầu ra mất cân đối… Đây sẽ là điều mà người nuôi tôm cùng ngành nông nghiệp phải tìm cách đối phó trong những vụ nuôi tiếp theo.

Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Tiết Tiến Dũng cho biết, trước đây tỉnh có quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng gần đây tỉnh cho phép nuôi tôm chân trắng chung với tôm sú theo hình thức công nghiệp ở những khu quy hoạch nuôi tôm công nghiệp.

Đặc biệt, tỉnh chỉ cho chủ trương nuôi thẻ chân trắng ở loại hình công nghiệp, không được nuôi các loại hình khác. Quy định là vậy, nhưng gần đây do thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn, rủi ro ít so với tôm sú, giá thành cao nên nhiều người dân đã tự phát nuôi tôm chân trắng ngoài vùng quy hoạch. Đây là vấn đề rất khó, ngành chức năng chưa có cách giải quyết triệt để.

Thiếu nguồn tôm giống chất lượng

Hiện nay, phong trào nuôi tôm chân trắng phát triển mạnh ở nhiều nơi càng gây khan hiếm con giống. Theo ước tính của ngành chuyên môn, trong năm 2014 tỉnh cần khoảng 10 tỷ con giống thẻ chân trắng để đáp ứng nhu cầu thả nuôi của người dân.

Thế nhưng, tỉnh không sản xuất được, phải nhập từ các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng.

Theo Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vững, cần quản lý chặt chẽ việc sản xuất tôm giống, nhất là nguồn gốc tôm bố mẹ. Do đó, việc quản lý sản xuất tôm giống hiện vẫn trông chờ vào “lương tâm” của các nhà sản xuất giống.

Tình trạng tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có chất lượng con giống chưa bảo đảm. Trên thực tế, nguồn lực của người nuôi tôm cũng như việc quản lý Nhà nước về con giống, thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi tôm còn hạn chế, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi còn nhiều bất cập. Trong khi đó, nuôi tôm chân trắng đòi hỏi nguồn vốn, điều kiện cơ sở hạ tầng đầy đủ.

Hiện công tác quản lý chất lượng tôm giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một lượng lớn tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm kém chất lượng, không sạch bệnh được bán tràn lan. Đây là nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm.

Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Vì thế, nỗi lo về con giống kém chất lượng của người nuôi tôm sẽ vẫn còn kéo dài.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình vườn dừa xiêm xanh hiệu quả Mô hình vườn dừa xiêm xanh hiệu quả

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.

21/04/2015
Hưng Yên triển vọng mới từ mô hình trồng rau thủy canh Hưng Yên triển vọng mới từ mô hình trồng rau thủy canh

Biết anh Nguyễn Hoàng Tùng xã Đình Dù (Văn Lâm - Hưng Yên) qua một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp. Chúng tôi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau thủy canh của anh.

21/04/2015
Trao “cần câu” cho nông dân Trao “cần câu” cho nông dân

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.

21/04/2015
Kinh nghiệm thâm canh cây mì phát triển bền vững Kinh nghiệm thâm canh cây mì phát triển bền vững

Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.

21/04/2015
Rau sạch, an toàn vẫn bị… chê Rau sạch, an toàn vẫn bị… chê

Ai cũng biết rằng việc sử dụng rau sạch, rau an toàn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong khi thị trường đang tràn ngập rau củ, quả bẩn, ngâm hóa chất. Nhưng có một thực tế đáng buồn, việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng rau sạch đang vấp phải nhiều khó khăn.

21/04/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.