Cây Ca Cao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Thuận Hòa

Cách đây hơn 6 năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh đã chọn mảnh đất của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thu làm mô hình thí điểm trồng cây ca cao xen ghép vào vườn điều tại thôn Gia Le - xã Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc.
Đến nay, vườn ca cao của hộ gia đình bà Thu đã thu hoạch trái được hơn 2 năm. Mỗi năm được hai mùa trái, với diện tích là 1,5 ha, trồng được 1.400 cây ca cao, sản lượng hạt ca cao khô đạt rất cao trung bình mỗi vụ đều đạt khoảng gần 1,3 tấn/vụ, giá ca cao khô hiện tại là 58 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí gia đình bà lãi được khoảng 120 triệu đồng/năm.
Cây ca cao chỉ khó chăm sóc khi mới trồng, đòi hỏi phải được che mát, nên trồng xen dưới tán điều là điều kiện thuận lợi, hạn chế gió, ánh sáng đến lúc cây được một năm tuổi thì công chăm sóc không cần nhiều. Lúc cây cho trái chỉ cần bón đầy đủ phân theo hướng dẫn của Sở NN - PTNT và đảm bảo nước tưới là cây phát triển tốt, nên không tốn nhiều chi phí chăm sóc. Ca cao dần thay thế những vườn điều già cỗi, kém năng suất. Bệnh thường gặp trên cây ca cao là bệnh thán thư, ít có các loại bệnh khác.
Mô hình thí điểm này, được Sở NN - PTNT đầu tư 100% vốn. Đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với người lao động lớn tuổi. Vì vậy, cây ca cao cần được nhân rộng trên địa bàn xã Thuận Hòa, thành vùng chuyên canh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, thay đổi diện mạo vùng đất khô cằn, sỏi đá, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18-5, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đã có 50ha tôm sú nuôi từ 40-50 ngày tuổi bị bệnh môi trường và đốm trắng làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống khiến người dân lao đao.

“Việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hoàn toàn khả thi và tin tưởng nhất định sẽ thành công. Tuy nhiên, việc triển khai đề án cần thận trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi đất lúa”.

Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).

Chiếm trên 90% diện tích cà phê của cả nước, Dak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng suất cũng như lượng xuất khẩu cà phê vào top đầu của thế giới.

Thực hiện các chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển đàn bò vàng Việt Nam, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều dự án nhằm lai tạo và cải thiện đàn bò của tỉnh như Sind hóa, Zebu hóa đàn bò. Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng đàn bò trên 94.000 con, trong đó, đàn bò lai đã chiếm trên 70%.