Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Có Thêm 3 Thị Trường Mới

Thanh Long Có Thêm 3 Thị Trường Mới
Ngày đăng: 26/01/2015

Ngoài 2 thị trường mới cho xuất khẩu thanh long năm 2015 mà Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật thông báo là Newzealand và Úc, một doanh nghiệp Bình Thuận cũng đang đưa thanh long vào thị trường Ấn Độ với chiều hướng triển vọng, mỗi tuần xuất 1 container.

Tại hội nghị tổng kết năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của Cục Bảo vệ thực vật tổ chức mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật cho biết, vào cuối tháng 12/2014, một lô nhãn tươi đã xuất sang Mỹ và trong hai tuần đầu tháng 1/2015, có thêm 8 lô nhãn đã tiếp tục xuất qua thị trường này. Chưa hết, hiện một loạt các thị trường đã mở cửa cho các loại trái cây Việt Nam.
Cụ thể, phía Úc đã qua kiểm tra hai nhà máy chiếu xạ của Việt Nam để xem xét cấp phép nhập khẩu cho trái xoài và thanh long trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đàm phán với Nhật Bản để nối lại việc xuất khẩu thanh long, xoài bằng hướng xử lý nước nóng. Rồi thanh long cũng sẽ được xuất khẩu vào New Zealand.
Thông tin trên người trồng thanh long Bình Thuận nghe được cũng thấy vui vui nhưng lại không hân hoan như tin thanh long vào thị trường Mỹ trước đây. Vì sợ niềm vui rơi vào hụt hẫng như đợt thanh long xuất vào thị trường Mỹ, khi mọi điều phải lo đã lo chu đáo nhưng hình như  lại quên  cung đường xa khi vận chuyển bằng tàu, khiến trái thanh long hư hỏng khi đến đất Mỹ, bất chấp đã xử lý chiếu xạ.
Từ đó đến nay, nếu thanh long có vào Mỹ cũng chỉ là số lượng hiếm hoi được chuyên chở từ những chuyến bay từ Việt Nam sang mà thanh long đi máy bay thì chi phí quá cao, ít doanh nghiệp xuất khẩu tính đến. Nói chung là bỏ ngỏ thị trường Mỹ một thời gian đã khá dài, dù những kết quả cần làm ở vùng sản xuất Bình Thuận, Mỹ cũng triển khai từ năm 2005 là khảo sát đánh giá vùng trồng thanh long, cùng với cấp 106 mã số đơn vị sản xuất trên diện tích 1.200 ha vườn trồng và 10 mã số nhà đóng gói.
 Và qua tình hình xuất hàng theo kiểu thăm dò thị trường của một số doanh nghiệp xuất khẩu tại tỉnh, cho thấy Newzealand, Úc, 2 nước đều thuộc châu Đại Dương có vẻ là 2 thị trường có tiềm năng. Đó là chưa nói thị trường Nhật vốn đã quen nhưng vì sự cố phải ngưng cũng đang mở cửa lại.
Bằng chứng tại nhà máy của Công ty Xuất nhập khẩu Hồng Ân (Bắc Bình) đã trang bị thùng bao bì có kiểu dáng mẫu mã riêng, ghi tên cho 4 thị trường chính gồm Nhật, Hàn, Mỹ, Newzealand. Còn Doanh nghiệp tư nhân Rau quả Bình Thuận cho biết, 6 - 7 tháng trước, đối tác ở Newzealand đã đặt hàng và từ đó đến nay, mỗi lần xuất không nhiều, chỉ vài trăm ký đi bằng đường máy bay, mang tính thăm dò thị trường. Riêng thị trường Ấn Độ đã khai mở cách đây gần 2 tháng và từ đó, cứ mỗi tuần đơn vị xuất 1 container. Dân Ấn Độ thích ăn trái thanh long nhỏ, giá không quá cao.
Việc giữ được thị trường cũ và mở thêm thị trường mới là điều quá tốt nhưng  nếu đã mất thị trường nào đó, tìm cách mở lại thì còn tốt hơn. Và đầu năm 2015 này, những điều tốt trên đang xuất hiện.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

03/09/2015
Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

03/09/2015
Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

03/09/2015
Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển Triển khai gói cước Đồng hành cùng ngư dân bám biển

Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại

03/09/2015
81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.

03/09/2015