Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Chủ Quan Trong Phòng, Chống Bệnh Nhiệt Thán

Không Chủ Quan Trong Phòng, Chống Bệnh Nhiệt Thán
Ngày đăng: 19/12/2014

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang…) đã xảy ra nhiều ổ bệnh nhiệt thán ở gia súc và lây sang người.

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh nhiệt thán trên đàn gia súc là rất cao, đặc biệt khả năng lây sang người ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Vì vậy công tác phòng chống bệnh nhiệt thán không thể chủ quan.

Ở tỉnh ta, năm 1998 đã xảy ra ổ dịch bệnh nhiệt thán ở xã Minh Phú (huyện Đoan Hùng) làm chết 1 người và 17 người mắc bệnh.

Ông Đỗ Văn Địch ở khu 5 xã Minh Phú (huyện Đoan Hùng) kể lại: “Năm đó nhà tôi có một con trâu to, khỏe.  Một hôm, khi đi chăn thả trâu về được một lúc, tôi thấy trâu lao ra khỏi chuồng và có hiện tượng xuất huyết. Tưởng trâu bị cảm, ốm gia đình đã gọi anh em, hàng xóm đến mổ lấy thịt.

Trong số những người ăn thịt trâu có bà Hán Thị Hương em vợ tôi đã bị phát bệnh và chết, một số người bị mắc bệnh và đã được chữa khỏi trong đó có em trai tôi là Đỗ Văn Đích. Sau đó, chúng tôi đã báo chính quyền địa phương và có đoàn đến kiểm tra xác định mới biết trâu nhà mình đã bị bệnh nhiệt thán”. Như vậy do không biết trâu bị bệnh nhiệt thán nên người dân xã Minh Phú đã ăn thịt trâu dẫn tới tử vong.

Ngay sau khi xác định được ổ dịch, xã đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh về các biện pháp phòng chống. Xã đã triển khai quyết liệt việc tiêm phòng vác xin cho đàn gia súc, gia cầm.

Đã 16 năm qua trên địa bàn huyện không xuất hiện dịch bệnh nhiệt thán. Tuy nhiên, đây là loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, dù ở đất sâu không ánh sáng và không khí nha bào có thể sống 15 năm thậm chí lâu hơn, trong nước phân nha bào mang mầm bệnh vẫn sống 15-17 tháng.

Nha bào có trong đất, gia súc ăn phải vào đường tiêu hóa, bào tử xâm nhập qua niêm mạc, sau đó di chuyển đến hạch lampa, ở đây bào tử nẩy mầm và nhân lên, xâm nhập vào máu qua dịch lampa, gây bại huyết, vi khuẩn tràn lan trong các mô bào của cơ thể. Khi người vô tình ăn phải thực phẩm có bệnh phát tán rất nhanh, gây lở loét hủy hoại cơ thể dẫn tới tử vong.

Trước tình hình như vậy, nhiều năm nay huyện Đoan Hùng đã triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh nhiệt thán. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn giám sát chặt chẽ và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, đặc biệt đối với các xã có ổ dịch cũ.

Các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh về tác hại của bệnh nhiệt thán đối với sức khỏe cộng đồng; không tự ý giết mổ, mua bán gia súc không rõ nguồn gốc; gia súc ốm chết phải chôn, đốt không vứt bừa bãi ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; tổ chức tốt việc tiêm phòng và chăm sóc để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc.

Đồng thời quản lý chặt chẽ việc vận chuyển gia súc vào địa bàn xã, thị trấn, đặc biệt gia súc vận chuyển từ vùng có dịch. Trạm Thú y kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh trên toàn huyện, xây dựng phương án phòng, chống khi có dịch.

Trung tâm Y tế  giám sát tình hình dịch bệnh nhiệt thán trên người, chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở khi phát hiện ca bệnh ở người phải thông báo kịp thời. Đài truyền thanh huyện phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Y tế, Trạm Thú y tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu biết trong việc phòng chống bệnh nhiệt thán.

Ông Nguyễn Tất Thành - Chi cục trưởng, Chi Cục Thú y khuyến cáo:  Mọi lứa tuổi trâu bò đều rất mẫn cảm với bệnh, thời kỳ ủ bệnh vào khoảng 1-2 tuần. Người dân có thể nhận biết được bệnh nhiệt thán khi thấy con thú đột ngột run rẩy, hai bên má hơi sưng, khó thở, bỏ ăn và đổ mồ hôi, gia súc sốt cao 40,5oC – 42,5oC, nghiến răng lè lưỡi, mắt đỏ, co giật, mê man, thú quỵ xuống.

Ở âm hộ hay hậu môn có thể chảy máu, chết nhanh. Ở thể cấp tính,  diễn tiến bệnh khoảng 24–48 giờ với triệu chứng sốt cao 40oC-42oC, mệt mỏi, thở khó và nhanh, nhu động ruột, dạ cỏ giảm, niêm mạc đỏ thẫm, tiêu chảy hoặc kiết, phân đen có lẫn máu, nước tiểu có máu. Xung huyết và xuất huyết niêm mạc bên ngoài, mồm mũi có bọt hồng lẫn máu, hầu ngực bị sưng.

Ở bò sữa có sự giảm sữa đột ngột. Thú mang thai có thể bị sẩy, con vật chết và máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên. Tỷ lệ chết khoảng 80%. Thể bán cấp tính, bệnh tiến triển chậm hơn, thú sốt, ăn ít, những chỗ da mỏng sưng lên, niêm mạc mắt mũi hậu môn đỏ, nhu động dạ cỏ yếu, chảy máu mũi và mắt là triệu chứng duy nhất trước khi chết khoảng 2-3 ngày.

Thể ngoài da: Xuất huyết ở cổ. Ngực sưng và phù cục bộ, ban đầu đau, ung thối, sau thành mụn loét đỏ chảy nước màu vàng đỏ. Hạch lampa sưng, con vật không kêu được. Khi thấy gia súc có các triệu chứng trên người dân cần báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/khong-chu-quan-trong-phong-chong-benh-nhiet-than-2383496/


Có thể bạn quan tâm

Long Hựu Đông - Cần Đước (Long An) Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Sự Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững? Long Hựu Đông - Cần Đước (Long An) Nuôi Tôm Nước Ngọt Và Sự Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững?

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.

04/04/2014
Cá Chạch Bùn Loại Thủy Sản Không Khuyến Khích Nuôi Cá Chạch Bùn Loại Thủy Sản Không Khuyến Khích Nuôi

Chi cục Thủy sản Đồng Tháp vừa đưa ra cảnh báo về việc cá chạch bùn có thể phát tán mầm bệnh mới cho những loài thuỷ sản hiện có của địa phương.

04/04/2014
Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Đa Dạng Hóa Vật Nuôi Hướng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi, cùng với việc nắm bắt thị trường kết hợp với khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho người nuôi trồng thủy sản tỉnh TT-Huế.

04/04/2014
Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất, từ “sản xuất định hướng” sang “thị trường định hướng” nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng.

04/04/2014
Đồng Tháp Giao Nhận Con Giống Vật Tư Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Gắn Với Tiêu Thụ. Đồng Tháp Giao Nhận Con Giống Vật Tư Thực Hiện Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Gắn Với Tiêu Thụ.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).

04/04/2014