Hơn 300 Nông Dân Tham Gia Lớp Học Đồng Ruộng Đầu Tiên
Từ ngày 11 - 17.12, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức tập huấn "Lớp học đồng ruộng" (FFS) đầu tiên cho hơn 300 nông dân các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Đại Lộc và huyện Phú Ninh.
Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Đồng thời, những nông dân nòng cốt còn chia sẻ những kinh nghiệm canh tác hữu ích trong trồng lúa nước và các loại cây màu như đậu phụng, ngô, ớt, dưa hấu thân thiện với môi trường.
Khóa học nhằm giúp học viên trang bị kiến thức thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh, sử dụng chế phẩm vi sinh, thực hiện phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng, lựa chọn giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thị trường thiêu thụ để tăng thu nhập.
Đây là chương trình nằm trong dự án thành phần Cải thiện nông nghiệp có tưới do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho Quảng Nam. Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh biên soạn tài liệu, tập huấn nông dân tại đồng ruộng theo hướng cầm tay chỉ việc.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/nong-nghiep-nong-thon/201412/hon-300-nong-dan-tham-gia-lop-hoc-dong-ruong-dau-tien-570230/
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang.
Trong khi các DN kêu không đủ hàng XK thì trong nước, nông dân khóc ròng vì giá chuối tụt chỉ còn 1/2 so với mọi năm. Vì sao lại có nghịch lý này?
Nếu được đầu tư bài bản, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả, cây sâm VN - chủ lực là sâm Ngọc Linh nổi tiếng - có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm.
Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.
Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nhiều người trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không những hạn chế được rủi ro do yếu tố thời tiết, dịch bệnh gây ra, mà còn từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rõ rệt.