Cà Mau Ngăn Chặn Tôm Kém Chất Lượng Nhập Tỉnh
Trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau tăng mạnh nên nhu cầu con giống cũng tăng cao, lợi dụng cơ hội này nhiều công ty giống ngoài tỉnh xuất bán vào thị trường Cà Mau những lô hàng không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.
Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp đã tăng cường kiểm dịch, kiên quyết không cho tôm giống kém chất lượng nhập vào Cà Mau nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm trong tỉnh. Tuy nhiên, có nhiều chủ hàng thiếu hợp tác trong kiểm dịch, điển hình là vụ 10 thùng tôm bị nhiễm bệnh phát sáng của Công ty Cổ phần Bình Dương ADN chi nhánh Ninh Thuận vào ngày 14/9 vừa qua.
Anh Nguyễn Văn Mé, Phó Trạm Kiểm dịch động vật - thực vật - giống thuỷ sản (ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau), kể lại sự việc: “Khi bốc mẫu kiểm tra thì phát hiện tôm bị bệnh, đại diện chủ hàng thừa nhận nhưng khi chúng tôi chuyển qua thanh tra xử lý thì đại diện chủ hàng không hợp tác và cho rằng tôm không bị bệnh. Sự việc kéo dài đến ngày hôm sau chủ hàng tự bốc 10 thùng tôm xuống và bỏ đi mà không giải quyết dứt điểm số tôm bị bệnh trên”.
Theo quá trình xử lý của Thanh tra sở, trường hợp trên bị xử phạt và bố trí nơi cho doanh nghiệp vèo tôm lại để xử lý đến khi hết bệnh sẽ cho doanh nghiệp xuất bán. Ðó là cách xử lý tôm giống bị bệnh khi được phát hiện trong nhiều năm qua. Cách làm trên được hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tôm giống ngoài tỉnh và trong tỉnh đều thống nhất, chấp hành tốt, Công ty Bình Dương AND là trường hợp cá biệt, thiếu sự hợp tác với ngành chức năng.
Qua tìm hiểu sự việc được biết, số tôm giống trên trước khi vận chuyển đến Cà Mau đã được Trạm Kiểm dịch tỉnh Ninh Thuận xem xét và xác nhận tôm không có bệnh. Từ đó, đại diện chủ hàng không hợp tác cùng ngành chức năng mà đưa ra yêu cầu tự gởi mẫu đi xét nghiệm, tự chọn nơi vèo tôm.
“Việc tôm giống đang sản xuất tại trại cũng như trong quá trình vận chuyển đến thả nuôi bị bệnh phát sáng do vi khuẩn gây ra là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Do đó, trong thời gian qua, trạm đã phát hiện và xử lý rất nhiều lượt tôm của nhiều công ty từ miền Trung nhập vào với phiếu xét nghiệm là sạch bệnh, nhưng qua kiểm tra và phát hiện có bệnh, nhất là bệnh phát sáng”, anh Nguyễn Văn Mé cho biết thêm.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Cà Mau, trong năm 2013 có 87.800 lượt tôm nhập tỉnh thì có 177 lượt tôm bị nhiễm bệnh. Ðầu năm 2014 đến nay có 25.300 lượt và có 155 lượt tôm bị nhiễm bệnh. Ða số post bị nhiễm bệnh với số lượng lớn từ vài trăm đến 1 triệu và hầu như được phía công ty yêu cầu, hợp tác với ngành chức năng tiêu huỷ ngay tại chỗ để giữ chữ tín cũng như góp phần đáp ứng tôm giống chất lượng, sạch bệnh cho khách hàng nuôi tôm ở Cà Mau.
Ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, cho biết: “Việc tăng cường kiểm tra và kiên quyết ngăn chặn tôm nhập tỉnh kém chất lượng trong thời gian qua đã góp phần vào việc đáp ứng tôm sạch bệnh cho người dân thả nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, nhất là loại hình tôm công nghiệp.
Trong thời gian tới, ngành tiếp tục tuyên truyền nâng cao trình độ kỹ thuật, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia sản xuất, kinh doanh tôm giống và người dân. Từng bước loại tôm kém chất lượng ra khỏi vùng nuôi”.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 23/5, Công ty Giống cây trồng T.Ư phối hợp với HTX Nông nghiệp xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao Japonica (gọi tắt là QJ1) vụ xuân năm 2015.
Với mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất giống nấm thương phẩm và chế biến tiêu thụ nấm theo quy mô công nghiệp khép kín, dự án "Hoàn thiện quy trình sản xuất một số loại nấm tại tỉnh Kiên Giang" do Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ Kiên Giang thực hiện đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ưu tiên lựa chọn ba loại gạo đặc sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp đặc sản để hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương, hướng tới trở thành thương hiệu gạo quốc gia.
Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10 - 40%. Không những vậy, phương pháp này đã tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20 - 40%
Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.