Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Ngăn Chặn Tôm Kém Chất Lượng Nhập Tỉnh

Cà Mau Ngăn Chặn Tôm Kém Chất Lượng Nhập Tỉnh
Publish date: Friday. September 26th, 2014

Trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau tăng mạnh nên nhu cầu con giống cũng tăng cao, lợi dụng cơ hội này nhiều công ty giống ngoài tỉnh xuất bán vào thị trường Cà Mau những lô hàng không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.

Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp đã tăng cường kiểm dịch, kiên quyết không cho tôm giống kém chất lượng nhập vào Cà Mau nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm trong tỉnh. Tuy nhiên, có nhiều chủ hàng thiếu hợp tác trong kiểm dịch, điển hình là vụ 10 thùng tôm bị nhiễm bệnh phát sáng của Công ty Cổ phần Bình Dương ADN chi nhánh Ninh Thuận vào ngày 14/9 vừa qua.

Anh Nguyễn Văn Mé, Phó Trạm Kiểm dịch động vật - thực vật - giống thuỷ sản (ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau), kể lại sự việc: “Khi bốc mẫu kiểm tra thì phát hiện tôm bị bệnh, đại diện chủ hàng thừa nhận nhưng khi chúng tôi chuyển qua thanh tra xử lý thì đại diện chủ hàng không hợp tác và cho rằng tôm không bị bệnh. Sự việc kéo dài đến ngày hôm sau chủ hàng tự bốc 10 thùng tôm xuống và bỏ đi mà không giải quyết dứt điểm số tôm bị bệnh trên”.

Theo quá trình xử lý của Thanh tra sở, trường hợp trên bị xử phạt và bố trí nơi cho doanh nghiệp vèo tôm lại để xử lý đến khi hết bệnh sẽ cho doanh nghiệp xuất bán. Ðó là cách xử lý tôm giống bị bệnh khi được phát hiện trong nhiều năm qua. Cách làm trên được hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tôm giống ngoài tỉnh và trong tỉnh đều thống nhất, chấp hành tốt, Công ty Bình Dương AND là trường hợp cá biệt, thiếu sự hợp tác với ngành chức năng.

Qua tìm hiểu sự việc được biết, số tôm giống trên trước khi vận chuyển đến Cà Mau đã được Trạm Kiểm dịch tỉnh Ninh Thuận xem xét và xác nhận tôm không có bệnh. Từ đó, đại diện chủ hàng không hợp tác cùng ngành chức năng mà đưa ra yêu cầu tự gởi mẫu đi xét nghiệm, tự chọn nơi vèo tôm.

“Việc tôm giống đang sản xuất tại trại cũng như trong quá trình vận chuyển đến thả nuôi bị bệnh phát sáng do vi khuẩn gây ra là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Do đó, trong thời gian qua, trạm đã phát hiện và xử lý rất nhiều lượt tôm của nhiều công ty từ miền Trung nhập vào với phiếu xét nghiệm là sạch bệnh, nhưng qua kiểm tra và phát hiện có bệnh, nhất là bệnh phát sáng”, anh Nguyễn Văn Mé cho biết thêm.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Cà Mau, trong năm 2013 có 87.800 lượt tôm nhập tỉnh thì có 177 lượt tôm bị nhiễm bệnh. Ðầu năm 2014 đến nay có 25.300 lượt và có 155 lượt tôm bị nhiễm bệnh. Ða số post bị nhiễm bệnh với số lượng lớn từ vài trăm đến 1 triệu và hầu như được phía công ty yêu cầu, hợp tác với ngành chức năng tiêu huỷ ngay tại chỗ để giữ chữ tín cũng như góp phần đáp ứng tôm giống chất lượng, sạch bệnh cho khách hàng nuôi tôm ở Cà Mau.

Ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, cho biết: “Việc tăng cường kiểm tra và kiên quyết ngăn chặn tôm nhập tỉnh kém chất lượng trong thời gian qua đã góp phần vào việc đáp ứng tôm sạch bệnh cho người dân thả nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, nhất là loại hình tôm công nghiệp.

Trong thời gian tới, ngành tiếp tục tuyên truyền nâng cao trình độ kỹ thuật, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia sản xuất, kinh doanh tôm giống và người dân. Từng bước loại tôm kém chất lượng ra khỏi vùng nuôi”.


Related news

Kết Thúc Vụ Mì Năm 2013 - 2014 Nông Dân Và Nhà Máy Đều Có Lợi Kết Thúc Vụ Mì Năm 2013 - 2014 Nông Dân Và Nhà Máy Đều Có Lợi

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Tuesday. June 3rd, 2014
Khai Thác Hiệu Quả Lợi Thế Biển Cho Nuôi Trồng Khai Thác Hiệu Quả Lợi Thế Biển Cho Nuôi Trồng

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Tuesday. June 24th, 2014
Cây Ca Cao Ở 3 Huyện Phía Nam, Thêm Một Bài Học Cây Ca Cao Ở 3 Huyện Phía Nam, Thêm Một Bài Học

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Tuesday. June 3rd, 2014
Cà Mau Nuôi Tôm Khép Kín Cà Mau Nuôi Tôm Khép Kín

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Tuesday. June 24th, 2014
Quảng Bạch (Bắc Kạn) Mở Rộng Diện Tích Trồng Hồng Không Hạt Quảng Bạch (Bắc Kạn) Mở Rộng Diện Tích Trồng Hồng Không Hạt

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Tuesday. June 3rd, 2014