Cá Chết Hàng Loạt Trên Thượng Nguồn Sông Bưởi
Khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, người dân trên thượng nguồn sông Bưởi (Thanh Hóa), đã vớt được hàng tấn cá các loại chết trắng sông. Theo người dân, có thể nguyên nhân cá chết là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình gây ra.
Theo phản ánh của nhiều người dân xã miền núi Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ ngày 7-12, họ thấy cá trên sông Bưởi chết trắng nổi lềnh bềnh trên sông, mùi thối, tanh của cá chết bốc lên nồng nặc.
Ngày nào người dân thôn Biện, thôn Đồi và thôn Thống Nhất cũng dong thuyền đi vớt cá về nấu cho lợn ăn, thế nhưng cá chết ngày một nhiều. Cá chết chủ yếu là cá lăng, cá nheo, cá bống, cá trắm… Nhiều con cá lăng nặng đến 2,3 kg cũng chết ngửa bụng trên sông.
Ông Bùi Văn Quyết, người dân ở xóm Biện, xã Thạch Lâm, cho biết hiện tượng này từ trước tới giờ chưa từng xảy ra ở địa phương. “Hôm đó sáng sớm tôi ra sông thì sững sờ khi nhìn thấy mặt sông trắng xóa một màu cá chết, nguồn nước thì đen ngòm, bốc mùi khó chịu, có thể nguyên nhân là do Nhà máy chế biến tinh bột sắn cách xã Thạch Lâm khoảng 7 km (đóng ở xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) gây ra” - ông Quyết cho hay.
Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch xã Thạch Lâm, khẳng định có sự việc cá chết hàng loạt trên sông Bưởi chảy qua địa bàn trong những ngày qua, người dân đã vớt lên bờ khoảng 2 tấn cá. “Chúng tôi cũng đã báo cáo sự việc lên cấp trên. UBND huyện Thạch Thành cũng đã cho người cùng với Công an môi trường, Công an kinh tế xuống kiểm tra, lấy mẫu nước mang đi điều tra nguyên nhân” - ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương thì Nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hòa Bình có xả thải ra môi trường, đích thân ông cũng đã cùng với bà con lên tận nơi nhà máy này đặt trụ sở trên thượng nguồn sông Bưởi. “Còn nguyên nhân cá chết do đâu thì còn phải chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng” - Chủ tịch xã Thạch Lâm cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.
Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.
Để từng bước thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, Chương trình Cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường tại 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La (Dự án Asiar) phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tam Đường triển khai mô hình trồng đậu tương xen ngô vụ thu đông tại xã Bản Bo.
Ông Hoàng Sơn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết đang tích cực phát động người chăn nuôi, cửa hàng thú y “tẩy chay” chất cấm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá