Các Địa Phương Vùng Đông Và Nam Tỉnh Gia Lai - Khan Hiếm Hom Mì Giống
Các huyện vùng Đông và Nam tỉnh Gia Lai đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đang tập trung trồng mì. Các thương lái đưa xe ô tô đến vùng này để thu gom hom mì giống nhằm đầu cơ, kiếm lãi lớn. Do đó xảy ra tình trạng khan hiếm hom mì giống, giá hom mì vì thế cũng bị đẩy lên cao bất thường.
Theo nhiều hộ nông dân ở xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện cho biết, giá hom mì giống hiện tại bán ở mức 30.000 đồng/bó (loại 20 cây/bó); cao hơn cùng thời điểm năm ngoái 10.000 đồng/bó. Để trồng 1 ha mì, nông dân phải sử dụng hết 120 bó hom mì giống với số tiền 3.600.000 đồng, tốn chi phí cao hơn năm ngoái 1.000.000 đồng/ha.
Trong vài vụ thu hoạch gần đây, sản phẩm mì củ, mì khô xắt lát đang có giá cao, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân với mức tiền lời 20 triệu đồng/ha. Vì thế, ở nhiều huyện vùng Đông và Nam tỉnh diện tích cây mì đang tăng lên nhanh chóng, có nguy cơ dẫn đến tình trạng phá vỡ cơ cấu cây trồng và phá rừng để lấy đất trồng mì.
Có thể bạn quan tâm
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp thì nhu cầu sản phẩm rau quả sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên hiện người sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Bởi các sản phẩm VietGAP chưa có nhãn hiệu (logo) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Sau Tết, sức mua giảm hẳn do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giá thực phẩm tươi sống có giá vì thế mà giảm nhanh và khá ổn định.
Nhìn chiếc máy trồng mía 2 hàng đang chạy đều tại đám đất bên cạnh, lão nông Võ Văn Hùng (43 tuổi) ở Phổ Phong không khỏi vui sướng: Chẳng bao lâu nữa thì không chỉ người trồng mía ở Đức Phổ, mà các vùng khác trong tỉnh sẽ quên đi nỗi ám ảnh về chuyện tìm không ra nhân công mỗi khi bước vào vụ mới.
Theo hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thuỷ sản các tỉnh ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu đang ở mức trên dưới 23.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với cách nay hai tuần. Với mức giá này, theo tính toán, người nuôi cá tra vẫn bị lỗ khoảng 1.000 đồng/kg.
Mạnh dạn nhận thầu 3ha đất hoang hóa nhiễm phèn để đào ao nuôi tôm, sau 10 năm, giờ đây trung bình mỗi năm gia đình anh Nguyễn Huy Hoàng (xóm 4, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bỏ túi hàng trăm triệu đồng.