Chợ Mới (An Giang) Triển Khai Dự Án Chăn Nuôi Bò Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Những năm qua với mô hình mẫu 2B bắp – bò phát triển hiệu quả ở một số địa phương trên địa bàn, huyện Chợ Mới (An Giang) đã xác định chăn nuôi bò là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, do vậy trong năm 2013 Sở khoa học và công nghệ tỉnh, đã chọn huyện Chợ Mới là mô hình điểm triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, mô hình đã đem lại những tín hiệu phấn khởi đối với người dân trực tiếp tham gia dự án.
Dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh triển khai thí điểm tại huyện Chợ Mới từ tháng 6 năm 2013. Có 7 xã trên địa bàn huyện tham gia mô hình điểm là: Kiến An, An Thạnh Trung, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Long Điền A, Hội An và Mỹ An.
Hình thức gieo tinh bằng cách chọn giống bò địa phương phối với tinh nhân tạo nhập từ các nước như:Úc, Canada, Ý…sau đó cho ra thế hệ bò lai có năng suất cao, chất lượng thịt tốt…. Đến nay, toàn huyện đã gieo tinh được 14 con và tình hình phát triển rất tốt.
Theo đánh giá của ngành thú y huyện, tuy triển khai bước đầu, nhưng kết q ủa tỷ lệ gieo tinh đạt 60% là khá thành công. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục gieo tinh thêm 60 con. Đây sẽ là nguồn giống có ý nghĩa rất lớn đối với nhu cầu chăn nuôi bò thịt và sinh sản hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới.
Huyện Chợ Mới có tổng đàn bò trên 21.000 con, trong những năm qua từ mô hình trồng bắp nuôi bò ở các xã như: Mỹ An, Hội An, An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân đã đem lại hiệu qủa kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Điều này cho thấy, việc triển khai dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện chất lượng, năng suất đàn bò và hiệu qủa kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời tạo ra giống bò mới đặc thù, không phải lệ thuộc giống bò ở Campuchia và Bến Tre như hiện nay.
Đây cũng nội dung của Nghị quyết 09 về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Tỉnh ủy, được Huyện ủy Chợ Mới đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.
“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!
Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.
Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.