Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra

Trước đó, vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2015, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã Vĩnh Tân phát hiện cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Xã Vĩnh Tân có 181 lồng cá đang nuôi, chủ yếu nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm.
Trước thông tin cá chết, ngày 11/10, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Tân tiến hành kiểm tra hiện trường cá chết.
Kết quả kiểm tra có 87 lồng nuôi bị ảnh hưởng và số lượng cá chết khoảng 16.530 con/10 hộ nuôi, một số cá giống khoảng 10 - 20 ngày tuổi có hiện tượng nổ mắt.
Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu mẫu và trực tiếp mang đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng VI- thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng VI có kết quả bệnh cá như sau: không phát hiện bệnh Betanodavirus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và Iridovirus (RSIV) gây bệnh ở cá trong mẫu xét nghiệm; đã phát hiện vi khuẩn Vibrio alginolyticus trong mẫu xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng nuôi của Chi cục Thủy sản phân tích các chỉ tiêu: độ kiềm, độ mặn, chất rắn lơ lửng, NH3, NO2, NO3… đều cho kết quả đạt, nằm trong ngưỡng cho phép.
Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân không phải do hai loại vi rút Betanodavirus và Iridovirus gây nên.
Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Vibrio alginolyticus chỉ gây cho cá bệnh lở loét, xuất huyết làm cho cá chết rải rác, đây là bệnh thường gặp khi nuôi cá lồng bè trên biển trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng không gây chết nhanh và chết hàng loạt.
Trên thực tế, cá nuôi lồng bè bị chết nhanh và chết hàng loạt là do các nguyên nhân chủ yếu như: thủy triều đỏ, sứa độc, ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, theo khảo sát bước đầu của Chi cục Thủy sản, tại các bè nuôi không có dấu hiệu của hiện tượng thủy triều đỏ hoặc sứa độc.
Nghi vấn do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả nước thải ra khu vực nuôi lồng bè làm ô nhiễm nguồn nước.
Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản chỉ phân tích là những chỉ tiêu môi trường thông thường trong nuôi trồng thủy sản, chưa đủ các yếu tố để đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường làm cho cá chết hàng loạt bởi độc tố như: kim loại nặng, axít, các chất độc hại khác...
Vì vậy, để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân, Chi cục Thủy sản đã kiến nghị các cơ quan liên quan quan tâm đến nguyên nhân ô nhiễm môi trường do tác động từ bên ngoài; tổ chức điều tra, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường và xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu để có hướng xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh (Bình Thuận), HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước thích ứng với thời tiết khô hạn là xu hướng được bà con nông dân các địa phương chú trọng thực hiện để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Những mô hình hiệu quả

Niên vụ mía 2015 - 2016, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống 7.800ha, đến nay đã trên 6 tháng tuổi phát triển tốt. Theo dự kiến từ ngành nông nghiệp, khoảng giữa tháng 9 sẽ bước vào vụ thu hoạch đối với mía ROC 16 và các giống mía chín sớm, các giống mía chín muộn sẽ được nông dân thu hoạch vào tháng 10.

Cùng với việc mở cửa thêm nhiều thị trường từ nay đến cuối năm, XK rau quả năm 2015 đang mở ra cánh cửa có thể tạo đột phá, cán đích 2 tỉ USD.

Dù Đồng Nai chưa bước vào mùa thu hoạch rộ ngô vụ hè thu (dự kiến vào giữa tháng 8), nhưng giá ngô thương phẩm hiện đang sụt giảm, trong khi đó trồng ngô lấy thân lại được giá...