Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra

Trước đó, vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2015, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã Vĩnh Tân phát hiện cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Xã Vĩnh Tân có 181 lồng cá đang nuôi, chủ yếu nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm.
Trước thông tin cá chết, ngày 11/10, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Tân tiến hành kiểm tra hiện trường cá chết.
Kết quả kiểm tra có 87 lồng nuôi bị ảnh hưởng và số lượng cá chết khoảng 16.530 con/10 hộ nuôi, một số cá giống khoảng 10 - 20 ngày tuổi có hiện tượng nổ mắt.
Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu mẫu và trực tiếp mang đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng VI- thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình xét nghiệm, Cơ quan Thú y vùng VI có kết quả bệnh cá như sau: không phát hiện bệnh Betanodavirus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và Iridovirus (RSIV) gây bệnh ở cá trong mẫu xét nghiệm; đã phát hiện vi khuẩn Vibrio alginolyticus trong mẫu xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại vùng nuôi của Chi cục Thủy sản phân tích các chỉ tiêu: độ kiềm, độ mặn, chất rắn lơ lửng, NH3, NO2, NO3… đều cho kết quả đạt, nằm trong ngưỡng cho phép.
Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: Nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân không phải do hai loại vi rút Betanodavirus và Iridovirus gây nên.
Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Vibrio alginolyticus chỉ gây cho cá bệnh lở loét, xuất huyết làm cho cá chết rải rác, đây là bệnh thường gặp khi nuôi cá lồng bè trên biển trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng không gây chết nhanh và chết hàng loạt.
Trên thực tế, cá nuôi lồng bè bị chết nhanh và chết hàng loạt là do các nguyên nhân chủ yếu như: thủy triều đỏ, sứa độc, ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên, theo khảo sát bước đầu của Chi cục Thủy sản, tại các bè nuôi không có dấu hiệu của hiện tượng thủy triều đỏ hoặc sứa độc.
Nghi vấn do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả nước thải ra khu vực nuôi lồng bè làm ô nhiễm nguồn nước.
Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản chỉ phân tích là những chỉ tiêu môi trường thông thường trong nuôi trồng thủy sản, chưa đủ các yếu tố để đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường làm cho cá chết hàng loạt bởi độc tố như: kim loại nặng, axít, các chất độc hại khác...
Vì vậy, để tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt tại xã Vĩnh Tân, Chi cục Thủy sản đã kiến nghị các cơ quan liên quan quan tâm đến nguyên nhân ô nhiễm môi trường do tác động từ bên ngoài; tổ chức điều tra, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường và xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu để có hướng xử lý.
Related news

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu hơn 34.000 tấn tôm nguyên liệu từ 20 nước trên thế giới về Việt Nam, phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, Quảng Ninh đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, gắn với khai thác lợi thế so sánh theo từng địa phương và vùng sinh thái.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến (Lục Nam, Bắc Giang) hỏi: Thời gian qua, các phương tiện thông tin phản ánh nhiều về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Vậy người chăn nuôi sử dụng chất cấm bị xử lý thế nào?

Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada. Đặc biệt, đối với bò đông lạnh (thuế suất 7%), bò sống (5%), chúng ta phải cạnh tranh với các nước Úc và New Zealand có lợi thế về bò.

Lượng xả thải ngày càng lớn từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã khiến nguồn nước, môi trường đất, không khí bị ô nhiễm... Đây là một mối hại lớn đang gây nhiều áp lực lên môi trường nông thôn, đe dọa sức khỏe dân cư ở khu vực này.