Cá chết hàng loạt, hàng chục hộ dân Hộ Độ trắng tay
ông Võ Viết Lượng (xóm Vĩnh Phong, xã Hộ Độ) xót xa khi cá chết hàng loạt
Ông Võ Viết Lượng ở xóm Vĩnh Phong, xã Hộ Độ có hơn 1.200 con cá chẽm bị chết từ 3 ngày nay khi mùa thu hoạch đang tới.
Cá chết đồng nghĩa với việc trắng tay.
Toàn bộ vốn liếng của gia đình và các khoản vay ngân hàng đều được ông tập trung vào đây.
Trong dòng nước mắt, ông Ông Võ Viết Lượng cho biết: “Những ngày qua, cống Đò Điệm xả nước quá mạnh kéo theo bèo xuống nên các lồng cá bị bèo cuốn chặt, mật độ bèo trên sông dày đặc, thậm chí có những lồng bị đứt dây nước cuốn trôi. Chúng tôi gần như trắng tay...”
Người dân Hộ Độ nuốt nước mắt khi vớt cá chết khỏi ao
Chị Nguyễn Thị Duyên - cán bộ phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Kiểm tra thì độ mặn giảm xuống còn 0‰.
Việc giảm độ mặn lớn như thế đã ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của cá.
Nguyên nhân là do cống Đò Điệm xả lũ làm độ mặn trên sông giảm đột ngột, đồng thời mang theo khối lượng bèo, khối lượng phù sa lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàm lượng ôxi ở trên sông giảm”.
Lồng bè nuôi cá chẽm xã Hộ Độ bị lục bình vây kín
Là vùng nuôi cá lồng bè nằm trong quy hoạch của huyện, xã nhưng việc đơn vị quản lý cống Đò Điệm xã nước không báo trước đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của người dân các vùng hạ lưu.
Ông Phan Đình Hinh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Chúng tôi đã kiến nghị tỉnh, huyện việc cơ quan quản lý cống Đò Điệm khi xả nước cần thông báo cho các xã hạ lưu cống, trong đó có xã Hộ Độ nhưng đến nay xã chưa hề nhận được một văn bản nào.
Theo thống kê của xã Hộ Độ đã có gần 30 lồng bè có cá chết trắng. Các lồng bè khác cá đang tiếp tục chết. Để nuôi được cá đến giai đoạn này thì các hộ đã phải bỏ ra chi phí gần trăm triệu đồng.
Người nuôi trồng nơi đây đang chồng chắt khó khăn!
Có thể bạn quan tâm
Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.
Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.
Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.
Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho câu lạc bộ (CLB) nuôi trồng thủy sản số 2 xã Tân Nhuận Đông.