Năm 2020, sản lượng cá hồi nuôi đáp ứng 70-80% nhu cầu tiêu dùng

Theo đó, mục tiêu chung của Quy hoạch phát triển cá nước lạnh là phát triển sản xuất cá nước lạnh tạo sản phẩm hàng hóa với chất lượng và giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản xuất đủ con giống, thức ăn từ trong nước đảm bảo chất lượng cung cấp cho nuôi thương phẩm để giảm giá thành sản xuất. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho đồng bào vùng sâu vùng xa.
Cụ thể, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh đạt 700 ha và 900.000m3 nuôi trong bể ở 4 vùng Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên; trong đó 40 - 50% diện tích nuôi theo hướng thâm canh.
Sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh (sẽ điều chỉnh sản xuất phù hợp theo nhu cầu của thị trường).
Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 3 - 5 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 10 triệu USD. Sản xuất được 50 - 60% nhu cầu con giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.
Đồng thời phấn đấu 100% con giống đưa vào sản xuất được kiểm tra chất lượng. 60 - 70% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước. 100% các loài cá nước lạnh đưa vào sản xuất và thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, thuốc thú y phục vụ nuôi cá nước lạnh được đưa vào danh mục cho phép sản xuất, nhập khẩu theo đúng quy định.
Đến năm 2030, sản lượng cá nước lạnh nuôi đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh được xuất khẩu.
Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 15 - 20 tấn/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 40 - 45 triệu USD. Sản xuất được 100% nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm. 100% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi cá nước lạnh được sản xuất trong nước.
Đối tượng cá nước lạnh bao gồm: Cá tầm và cá hồi, trong đó có cá tầm Siberi, cá tầm Nga, cá tầm sao, cá tầm Trung Hoa và một số loài cá tầm lai khác. Cá hồi có cá hồi vân, cá hồi trắng và một số loài cá hồi khác.
Quy hoạch phát triển cá nước lạnh cũng nêu một số giải pháp chủ yếu về tổ chức và quản lý sản xuất, thị trường và xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, khuyến ngư và môi trường, đầu tư và tín dụng, hợp tác quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Hiểu nỗi cơ cực của cái nghèo, tỉ phú nông dân Nguyễn Hữu Tá đã giúp đỡ hàng trăm hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo cũng chính từ nghề cá của mình nhờ cách thức “liên kết 4 nhà”.

Hàn Quốc đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên nuôi thành công cá hồi trong suốt cả năm, điều này không những có thể giúp đất nước này giảm nhập khẩu mà còn có thể xuất khẩu sang nước khác.

Được đánh giá là một trong những tỉnh miền núi có nhiều thế mạnh để phát triển thủy sản nhất là trên diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình, những năm qua, tỷ trọng về thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La tăng lên.

Thông thường vào những tháng cuối năm, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra nguyên liệu tăng giá do vào cuối vụ nuôi và nhu cầu nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu dịp Noel, tết Dương lịch tăng.

Qua nhiều năm gặp khó khăn với con tôm sú do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi, đầu năm 2015, ông Huỳnh Văn Húi, ấp 9A, xã Thuận Hòa đã được Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang chọn để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm chân trắng.