Cá Bống Tượng, Cá Chình Tăng Giá, Nông Dân Phấn Khởi
Tuần qua, giá cá bống tượng tăng lên 280.000 đồng/kg, cá chình tăng 410.000 đồng/kg. Với mặt bằng giá như thế đã mang lại niềm hy vọng mới cho nông dân từng gắn bó với mô hình này trong nhiều năm qua. Nhiều nông dân có ý định tiếp tục duy trì mô hình này để tăng thu nhập.
Trong khoảng thời gian dài, cá bống tượng và cá chình rớt giá, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như sự gắn bó của nông dân với mô hình này. Từ nhiều tháng qua, giá cá thấp, nông dân không đành xuất bán, “neo” ao chờ giá, cũng có hộ vì kẹt vốn nên phải bán tháo để trang trải khó khăn.
Ông Lê Quốc Điền, ấp Tân Hiệp, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, vừa bán xong 1 ao cá bống tượng với giá 280.000 đồng/kg loại cá trên 1 kg, 250.000 đồng/kg loại cá 0,5-0,7 kg. Ông không giấu được niềm vui khi thu hoạch ao cá được trên 17 triệu đồng.
Ông Điền cho biết: “Giá thế này nông dân nuôi cá rất phấn khởi. Những hộ không chủ động được cá giống và thức ăn tại chỗ thì lãi ít. Trước thời điểm giá cá 170.000 đồng/kg đã làm nhiều hộ nuôi cá trong ấp thất vọng, bỏ ao nhiều. Còn hiện nay nhiều hộ tìm mua cá giống nuôi trở lại”.
Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá Tân Thành Tiến Huỳnh Văn Hận, ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết: “Hiện giá cá đã tăng khá nhưng theo mức mà thương lái thu mua đưa ra cho cá bống tượng loại 1 từ 500-700 gram giá 210.000 đồng/kg, loại 700 gram-1 kg giá 260.000-270.000 đồng/kg và loại từ 1 kg trở lên giá 280.000-290.000 đồng/kg là vẫn còn ép nông dân. Bởi loại 700 gram-1 kg hiện nay đang chiếm số lượng lớn, do đó các xã viên trong hợp tác xã tiếp tục nuôi qua cỡ trên 1 kg mới có lãi cao”.
Anh Dương Trường Sơn, vựa cá bống tượng, cá chình Trường Sơn, ấp Lộ Xe, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, nhận định: “Trước đây giá cá thấp, vựa thu mua trung bình mỗi ngày được từ 300-400 kg với giá 170.000-190.000 đồng/kg. Còn hiện nay giá cá bống mà chúng tôi thu mua là 280.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi thu mua trung bình khoảng trên dưới 1 tấn”.
Cũng theo anh Sơn, giá cá sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới; còn cá chính thì ổn định ở mức cá nhất 410.000 đồng/kg trong nhiều tháng qua và tiếp tục ổn định trong thời gian tới.
Đây là tín hiệu vui, phấn khởi cho nông dân nuôi cá. Nếu tiếp tục duy trì mô hình kinh tế này, nông dân sẽ tận dụng tối ưu nguồn thức ăn tại chỗ, thu nhập sẽ cao hơn, tận dụng tối đa thời gian nhàn rỗi của người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.
Niên vụ mía 2013 - 2014, tại Khánh Hòa đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ. Song người trồng mía năm nay thấy "đắng" vì các chi phí đầu tư tăng cao, trong khi năng suất, giá mía thu mua lại thấp nên không có lãi mấy.
Từ việc trồng mía kém hiệu quả, nhiều nông dân ở các xã như Hiệp Hưng, Long Thạnh, Tân Phước Hưng (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã chuyển đổi từ trồng mía sang trồng cây sương sáo.
Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.
Ba nhà cung ứng phân bón cho Cty Anh Trang, ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều khẳng định phân của họ cung cấp là phân chính hãng.