Cá Bống Tượng, Cá Chình Tăng Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Tuần qua, giá cá bống tượng tăng lên 280.000 đồng/kg, cá chình tăng 410.000 đồng/kg. Với mặt bằng giá như thế đã mang lại niềm hy vọng mới cho nông dân từng gắn bó với mô hình này trong nhiều năm qua. Nhiều nông dân có ý định tiếp tục duy trì mô hình này để tăng thu nhập.
Trong khoảng thời gian dài, cá bống tượng và cá chình rớt giá, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như sự gắn bó của nông dân với mô hình này. Từ nhiều tháng qua, giá cá thấp, nông dân không đành xuất bán, “neo” ao chờ giá, cũng có hộ vì kẹt vốn nên phải bán tháo để trang trải khó khăn.
Ông Lê Quốc Điền, ấp Tân Hiệp, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, vừa bán xong 1 ao cá bống tượng với giá 280.000 đồng/kg loại cá trên 1 kg, 250.000 đồng/kg loại cá 0,5-0,7 kg. Ông không giấu được niềm vui khi thu hoạch ao cá được trên 17 triệu đồng.
Ông Điền cho biết: “Giá thế này nông dân nuôi cá rất phấn khởi. Những hộ không chủ động được cá giống và thức ăn tại chỗ thì lãi ít. Trước thời điểm giá cá 170.000 đồng/kg đã làm nhiều hộ nuôi cá trong ấp thất vọng, bỏ ao nhiều. Còn hiện nay nhiều hộ tìm mua cá giống nuôi trở lại”.
Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá Tân Thành Tiến Huỳnh Văn Hận, ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết: “Hiện giá cá đã tăng khá nhưng theo mức mà thương lái thu mua đưa ra cho cá bống tượng loại 1 từ 500-700 gram giá 210.000 đồng/kg, loại 700 gram-1 kg giá 260.000-270.000 đồng/kg và loại từ 1 kg trở lên giá 280.000-290.000 đồng/kg là vẫn còn ép nông dân. Bởi loại 700 gram-1 kg hiện nay đang chiếm số lượng lớn, do đó các xã viên trong hợp tác xã tiếp tục nuôi qua cỡ trên 1 kg mới có lãi cao”.
Anh Dương Trường Sơn, vựa cá bống tượng, cá chình Trường Sơn, ấp Lộ Xe, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, nhận định: “Trước đây giá cá thấp, vựa thu mua trung bình mỗi ngày được từ 300-400 kg với giá 170.000-190.000 đồng/kg. Còn hiện nay giá cá bống mà chúng tôi thu mua là 280.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi thu mua trung bình khoảng trên dưới 1 tấn”.
Cũng theo anh Sơn, giá cá sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới; còn cá chính thì ổn định ở mức cá nhất 410.000 đồng/kg trong nhiều tháng qua và tiếp tục ổn định trong thời gian tới.
Đây là tín hiệu vui, phấn khởi cho nông dân nuôi cá. Nếu tiếp tục duy trì mô hình kinh tế này, nông dân sẽ tận dụng tối ưu nguồn thức ăn tại chỗ, thu nhập sẽ cao hơn, tận dụng tối đa thời gian nhàn rỗi của người dân địa phương.
Related news

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.

Số diện tích này là do xã vận động 971 hộ dân góp đất tham gia dự án. Xã đã giao thầu toàn bộ diện tích ao nuôi cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tiến, Công ty TNHH Thái Bình Dương và Công ty CP Hoàng Gia để tổ chức sản xuất.

Hai thủ phủ trồng cây cacao lớn nhất là Bến Tre và Đắk Lắk đang cố gắng vực dậy loại cây trồng này, vì thời gian qua người trồng đã chặt bỏ với diện tích hơn 50%. Chẳng hạn, tại Bến Tre, trước đây có gần 10.000 ha cacao thì này giảm còn 5.000 ha, còn tại Đắk Lắk trước đây diện tích loại cây trồng này lên đến 6.000 ha thì nay giảm mạnh còn khoảng 2.000 ha.

Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).