Bội Thu Mùa Cá Bông Lau

Đến hẹn lại lên, gió chướng về đồng nghĩa với mùa “săn” cá bông lau trên sông Hậu lại đến, khởi động từ đầu tháng Chạp năm trước đến cuối tháng Tư âm lịch năm sau.
Tuy là loài di trú nhưng cá bông lau thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh, đặc biệt là ở những nơi gần biển cửa Định An và Trần Đề. Vào mùa cá bông lau, trên sông Hậu, đoạn thuộc các huyện Cù Lao Dung, Kế Sách (Sóc Trăng), Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh), tập trung nhiều người đánh bắt cá bông lau nhất.
Mấy ngày qua, thời tiết nhiều sương mù cộng với nước kém đầu tháng nên ngư dân đánh lưới trên sông Hậu bắt được nhiều cá bông lau. Khác hơn An Giang, đa số ngư dân ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) thích săn cá bông lau bằng câu viền hoặc câu phao.
Anh Lưu Văn Nhỏ ở xã An Thanh Nhất cho biết: Muốn bắt được cá bông lau không dễ chút nào, đòi hỏi người câu phải có tay nghề cao, từng trải, rành về dòng chảy, con nước, lạch nước và thời điểm trong tháng để móc mồi thả câu. “Những ngày qua, ngay cửa sông Vàm Tấn (Đại Ngãi - Sóc Trăng), mỗi ngày tôi câu trúng được 4 - 5 con cá bông lau.
Con nhỏ trên 1kg, con lớn gần 4kg, bán cho bạn hàng chợ Đại Ngãi với giá 120.000-140.000 đồng/kg. Mùa cá bông lau năm nay, đa phần ngư dân giăng lưới dính cá lớn”, anh Nhỏ nói.
Dân chuyên nghiệp thường câu cần chứ không câu dây, vì câu cần phần lớn đều dính cá to. Anh Nguyễn Văn Hạnh ở xã Long Thới (Tiểu Cần - Trà Vinh) cho rằng: “Đầu vụ năm nay bắt được nhiều cá bông lau hơn mọi năm. Chúng tôi gần như ăn ngủ luôn trên sông, lợi dụng từng con nước để câu, tranh thủ trước khi hết mùa.
Năm ngoái thu nhập từ cá bông lau được gần 30 triệu đồng, còn năm nay chỉ mới đi được vài chuyến, nên chưa nói được điều gì. Nhưng câu được nhiều như thế này, chắc chắn ngư dân sẽ trúng đậm mùa cá bông lau”.
Có thể bạn quan tâm

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi

Dự án khắc phục cúm gia cầm (CGC) của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH)”.

Chuyên gia Petrushina Tatiana đã 3 năm cắm chốt ở VN để trợ giúp việc nuôi cá tầm. Chị là người được tặng danh hiệu “Người nuôi cá nhân dân” do đích thân tổng thống Nga trực tiếp ký.

4 mô hình trình diễn giống lúa lai là GS9 có diện tích 15 ha tại thành phố Bắc Ninh, XL có diện tích 5 ha tại thị xã Từ Sơn, Bio 404 có diện tích 2 ha tại các huyện Thuận Thành, Tiên Du và giống VT 505 có diện tích 0,4 ha tại huyện Quế Võ