Bội Thu Mùa Cá Bông Lau
Đến hẹn lại lên, gió chướng về đồng nghĩa với mùa “săn” cá bông lau trên sông Hậu lại đến, khởi động từ đầu tháng Chạp năm trước đến cuối tháng Tư âm lịch năm sau.
Tuy là loài di trú nhưng cá bông lau thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh, đặc biệt là ở những nơi gần biển cửa Định An và Trần Đề. Vào mùa cá bông lau, trên sông Hậu, đoạn thuộc các huyện Cù Lao Dung, Kế Sách (Sóc Trăng), Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh), tập trung nhiều người đánh bắt cá bông lau nhất.
Mấy ngày qua, thời tiết nhiều sương mù cộng với nước kém đầu tháng nên ngư dân đánh lưới trên sông Hậu bắt được nhiều cá bông lau. Khác hơn An Giang, đa số ngư dân ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng) thích săn cá bông lau bằng câu viền hoặc câu phao.
Anh Lưu Văn Nhỏ ở xã An Thanh Nhất cho biết: Muốn bắt được cá bông lau không dễ chút nào, đòi hỏi người câu phải có tay nghề cao, từng trải, rành về dòng chảy, con nước, lạch nước và thời điểm trong tháng để móc mồi thả câu. “Những ngày qua, ngay cửa sông Vàm Tấn (Đại Ngãi - Sóc Trăng), mỗi ngày tôi câu trúng được 4 - 5 con cá bông lau.
Con nhỏ trên 1kg, con lớn gần 4kg, bán cho bạn hàng chợ Đại Ngãi với giá 120.000-140.000 đồng/kg. Mùa cá bông lau năm nay, đa phần ngư dân giăng lưới dính cá lớn”, anh Nhỏ nói.
Dân chuyên nghiệp thường câu cần chứ không câu dây, vì câu cần phần lớn đều dính cá to. Anh Nguyễn Văn Hạnh ở xã Long Thới (Tiểu Cần - Trà Vinh) cho rằng: “Đầu vụ năm nay bắt được nhiều cá bông lau hơn mọi năm. Chúng tôi gần như ăn ngủ luôn trên sông, lợi dụng từng con nước để câu, tranh thủ trước khi hết mùa.
Năm ngoái thu nhập từ cá bông lau được gần 30 triệu đồng, còn năm nay chỉ mới đi được vài chuyến, nên chưa nói được điều gì. Nhưng câu được nhiều như thế này, chắc chắn ngư dân sẽ trúng đậm mùa cá bông lau”.
Related news
Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.
Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.
Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.