Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Ở Thôn 8, Xã Nhân Đạo

Tổ Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Ở Thôn 8, Xã Nhân Đạo
Ngày đăng: 30/08/2014

Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.

Cụ thể, những năm trước đây, dù có gần 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày nhưng gia đình ông Bùi Văn Cầu vẫn không phát triển sản xuất một cách hiệu quả. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, khi tham gia vào Tổ giúp nhau phát triển kinh tế, cuộc sống của gia đình ông ngày càng trở nên khấm khá hơn nhờ đã biết cách tổ chức lại sản xuất theo hướng phù hợp.

Ông Cầu cho biết: “Nhờ tham gia sinh hoạt, giao lưu học hỏi ở các hộ khác mà tôi biết hoạch toán giá trị kinh tế trên cùng diện tích để chọn loại cây trồng nào cho lợi nhuận cao hơn. Mỗi năm sau khi trừ chi phí, tôi cũng có lãi trên 100 triệu đồng”.

Còn gia đình ông Võ Cư lại được tổ cho vay vốn 10 triệu đồng để mua sắm máy móc, ống nước phục vụ việc sản xuất trên 1 ha cà phê, tiêu. Theo ông Cư thì trước thực tế vườn cây đã bước vào giai đoạn kinh doanh, nhu cầu mua sắm hệ thống máy bơm nước, phun thuốc bảo vệ thực vật là rất bức thiết.

Nhưng những năm qua, ông vẫn chưa tích lũy được vốn mua nên mỗi khi có nhu cầu là phải đi mượn hoặc thuê. Từ 2 năm nay, khi đầu tư hệ thống máy móc, ống tưới việc chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cây của gia đình trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều.

Ông Cư cho biết thêm: “Vườn cây của gia đình nhờ được chăm sóc đúng thời điểm nên ngày càng phát triển tốt, ít sâu bệnh nên chắc chắn sẽ đảm bảo năng suất ổn định, năm ngoái cũng đạt mức 2 tấn cà phê, 1 tấn tiêu”.

Theo ông Nguyễn Vân, Tổ trưởng Tổ giúp nhau phát triển kinh tế thôn 8 xã Nhân Đạo thì hàng năm thông qua các ban, ngành đoàn thể của xã, tổ luôn giúp các hội viên tham gia vào các lớp tập huấn, hội thảo về phát triển kinh tế. Qua đó, hội viên luôn được tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm mới trong trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế gia đình.

Những hộ có nhu cầu về vay vốn, tư vấn kỹ thuật đều được tổ theo dõi, giám sát, hướng dẫn để đạt hiệu quả tối ưu, hoàn trả vốn đúng thời hạn. Đến mùa vụ, tổ còn giúp nhau về ngày công, kỹ thuật, phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Vì thế, hiện nay, đời sống của tất cả tổ viên ngày càng nâng cao, nhiều hộ có mức thu nhập trừ chi phí từ 100 - 300 triệu đồng/năm.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới

Một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.

10/11/2015
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chờ lúc chết người mới truy cứu Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chờ lúc chết người mới truy cứu

Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị toàn quốc về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản vào ngày 5.11.

10/11/2015
Lúa gạo Việt Nam có thể đứng đầu thế giới Lúa gạo Việt Nam có thể đứng đầu thế giới

Đó là nhận định của Tiến sĩ Robert S.Zeigler - Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.Cần Thơ vào ngày 5.11.

10/11/2015
Tích tụ không làm tái sinh địa chủ Tích tụ không làm tái sinh địa chủ

Nêu ý kiến về giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu (ĐB) Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề xuất.

10/11/2015
Cây bụi vùng quê thành thần dược trên phố Sài Gòn Cây bụi vùng quê thành thần dược trên phố Sài Gòn

Gần đây, nhiều điểm ở TP HCM bày bán những loại cây, lá rừng được cho là dược liệu chữa được những bệnh phổ biến. Giá bán các sản phẩm này tương đối cao.

10/11/2015