Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc?

Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc?
Ngày đăng: 30/08/2014

Khoảng 50% giống ngô lai Việt Nam đang phải nhập khẩu. Nhiều ý kiến lo ngại trồng ngô biến đổi gene càng làm tăng phụ thuộc vào nguồn giống nước ngoài.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

Đây là bốn giống ngô biến đổi gene đầu tiên tại Việt Nam được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, đồng thời là giống cây trồng biến đổi gene đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, cây ngô biến đổi gene có khả năng tự kháng sâu bệnh, cỏ dại, chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, giàu dưỡng chất… năng suất lại cao hơn 10-20% so với các giống bắp truyền thống.

Bộ NN&PTNN cho biết, giấy xác nhận phê duyệt này được ban hành sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi biến đổi gene.

Tuy nhiên, để có thể đưa vào sản xuất, 4 giống cây ngô biến đổi gene này vẫn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo báo cáo của Bộ NN &PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 2,33 triệu tấn ngô, giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Cục Chăn nuôi dự báo, với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô, tức sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD.

Nhiều người kỳ vọng, việc cấp phép cho ngô biến đổi gene sẽ giúp Việt Nam giảm áp lực phụ thuộc nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, các giống ngô biến đổi gene của các hãng nước ngoài khảo nghiệm tại Việt Nam như Monsanto, Syngenta thực chất chỉ kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu bọ mà thôi, nó không giải quyết được vấn đề tăng năng suất. Thậm chí, sự lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung giống đắt đỏ cũng như thuốc trừ sâu và phân bón là nội dung chính ẩn chứa đằng sau việc đưa ngô biến đổi gene vào trồng đại trà.

"Việc này sẽ tạo ra sự độc quyền của các tập đoàn nước ngoài như Monsanto, Syngenta giúp các hãng này ngày càng mở rộng thị phần về giống của mình. Đây là một quyết định cần suy nghĩ".

GS.VS Trần Đình Long nhấn mạnh, đặc tính chính của các giống ngô Việt Nam hiện nay khả năng chịu hạn, rất hợp với Việt Nam bởi 85% ngô là không tưới, nếu sử dụng ngô biến đổi gene sẽ làm mất đi quyền tự chủ về giống của Việt Nam.

Với ngô biến đổi gene không để giống được, vụ nào biết vụ ấy, khi vào vụ, nông dân phải đi mua giống về trồng. Sự độc quyền về giống đẩy Việt Nam đến nguy cơ sang vụ sau, nếu công ty nước ngoài không cung cấp hạt giống nữa thì nông dân chỉ còn đường... mếu. Đó là chưa kể, Việt Nam sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài từ quy trình chăm sóc đến sử dụng phân bón.

"Nông dân Việt sẽ phải mua thuốc trừ cỏ của nước ngoài, mà khi đã dùng thì rất hại cho đất", ông Long chỉ rõ.

Đồng quan điểm, GS.TSKH Trần Hồng Uy, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu ngô khẳng định, ông không chấp nhận việc sử dụng cây trồng bến đổi gene bởi nó không giải quyết được bất cứ việc gì.

"Ngô biến đổi gene không giúp tăng năng suất được, đồng thời sẽ có những biến dị không thể biết trước được. Nhiều công ty giống nước ngoài đang cổ vũ rất mạnh để đưa ngô biến đổi gene vào sản xuất, thực chất là để nông dân ngày càng phụ thuộc vào họ".

Trong một bài viết của mình, ThS Lê Thị Phi Vân, chuyên gia của Viện Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đưa ra hàng loạt số liệu thống kê giật mình: cây biến đổi gene là sản phẩm độc quyền của các công ty xuyên quốc gia. Hàng năm các sản phẩm này góp phần mang lại cho các công ty này hàng chục tỷ đô la doanh thu và hàng tỷ đô la lợi nhuận.

Năm 2010 doanh thu bán hàng ròng của Monsanto là 10,5 tỷ USD, của Syngenta là 11,6 tỷ; lợi nhuận ròng của Monsanto là 1,1 tỷ, của Syngenta là 1,4 tỷ USD. Cây biến đổi gene giúp cho các công ty này tối đa hóa lợi nhuận bằng cách làm cho nông dân ngày càng phụ thuộc vào họ.

"Monsanto đã đăng ký bản quyền và nắm trong tay hơn 11.000 hạt giống trên thế giới. Nông dân phải ký hợp đồng với Monsanto trong đó quy định chỉ được sử dụng thuốc Roundup và phải mua hạt giống mới mỗi vụ. Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ, bất cứ nông trại nào bị nhiễm giống của Monsanto đều là vi phạm và phải tiêu hủy hết tất cả hạt giống trên đó.

Từ năm 1998-2000, Monsanto đã kiện 9.000 nông dân và buộc tội họ ăn cắp hạt giống biến đổi gene của Monsanto. Tất cả nông dân này sau đó “bắt buộc” phải dùng giống của Monsanto vì giống của họ đã bị tiêu hủy sạch và nếu không dùng giống của Monsanto thì cũng lại bị nhiễm và lại phải ra tòa", ThS Lê Thị Phi Vân cho biết.

Chủ động phụ thuộc nước ngoài?

Theo GS.TSKH Trần Hồng Uy, rất nhiều nước trên thế giới không ủng hộ việc sử dụng cây trồng biến đổi gene. Ông dẫn chứng một số bang ở phía Tây nước Mỹ trồng 1 triệu ha ngô biến đổi gene sau đó người dân phản đối. Việc này cũng diễn ra tương tự trong Liên minh châu Âu, Ấn Độ...

Vào tháng 4/2014 vừa qua, Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật cấm trồng các giống ngô biến đổi gene vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Dự luật này cũng sẽ được áp dụng cho tất cả các giống ngô bị cấm tại Liên minh châu Âu trong tương lai.

Một tháng trước đó, Pháp đã thông qua sắc lệnh tạm dừng trồng giống ngô có khả năng kháng lại sâu bọ mang tên MON810 của hãng Monsanto, một giống cây biến đổi gene duy nhất được phép trồng ở EU. Pháp cho rằng các loại cây biến đổi gene có thể gây ra một loạt các mối đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người.

Trong khi đó, GS.VS Trần Đình Long cho rằng, Việt Nam đang có có những giống ngô lai cho năng suất 8-10 tấn/ha, riêng thị phần giống ngô lai Việt Nam đã chủ động được 50%.

"Đáng ra Việt Nam phải đầu tư phát triển cái của mình, phải tổ chức sản xuất, giới thiệu quảng bá những giống tốt của mình đồng thời tiếp tục nghiên cứu các giống ngô chuyển gene của Việt Nam để nắm thế chủ động, đằng này lại thích các công ty nước ngoài".

Ông Long nhấn mạnh, Việt Nam đã gia nhập WTO nên không thể ngăn cản việc các công ty nước ngoài đưa giống cây trồng vào Việt Nam. Tuy nhiên cũng không nên khuyến khích một cách vội vàng mà phải làm chủ giống của mình, khi ấy Việt Nam mới có thể cạnh tranh được, đặc biệt là khi Việt Nam đang là nền nông nghiệp gia công.

"Mỗi năm Việt Nam đã bỏ 500 triệu USD nhập giống rau rồi, giờ lại khích lệ sử dụng giống ngô biến đổi gene của nước ngoài nữa thì không nên", ông Long nói.


Có thể bạn quan tâm

Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

15/03/2013
Bò Lai Sind Ở Trường Sa Bò Lai Sind Ở Trường Sa

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

26/08/2013
Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

16/03/2013
Làm Giàu Từ Cây Ổi Xá Lị Làm Giàu Từ Cây Ổi Xá Lị

Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.

26/08/2013
Tìm Đầu Ra Cho Cá Bống Tượng Ở Tìm Đầu Ra Cho Cá Bống Tượng Ở

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.

16/03/2013