Bỏ Hoang Hơn 250ha Ruộng

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.
Khi nói về tình trạng này, ông Trần Quốc Văn - Trưởng thôn 6 và cũng là thôn bỏ ruộng nhiều nhất xã lắc đầu ngao ngán: “Dân ở đây bỏ ruộng gần hết rồi, dù có nhiệt tình đi vận động bà con về với ruộng nhưng không còn mấy ai mặn mà nữa. Toàn thôn có 89.420m2 đất bỏ không sản xuất của 165 hộ, chiếm hơn 50% số hộ của thôn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đỗ Tác Đề - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn cho biết: “Ngoài thôn 6, nhiều thôn khác trên địa bàn xã cũng đang xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, không sản xuất. Nguyên nhân có rất nhiều, trước hết do ở xã có một số khu đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng do hệ thống thủy lợi bị phá vỡ. Hai là, nông dân không thiết tha với sản xuất do lãi ít, phải đầu tư nhiều nên đã đi làm việc khác. Thứ ba là do bà con ở Tú Sơn vẫn có tập quán 1 năm chỉ cấy 1 vụ, ăn 2 vụ nên thường xuyên có diện tích bị bỏ không trong vụ mùa. Việc bỏ ruộng không sản xuất lác đác từ năm 2008, còn từ 2010 đến nay thì người dân bỏ hàng loạt”.
Cũng giống như nông dân Tú Sơn, vì không điều chế được nguồn nước vào cánh đồng Bà Chèo nên 5 năm nay, người dân xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên chỉ cấy được 1 vụ chiêm, còn vụ mùa bỏ trắng 15ha ruộng. Anh Vũ Đức Đào, ở xóm Bến có 2 sào ruộng bỏ hẳn không cấy vụ nào. Chia sẻ với NTNN, anh Đào nói: “Cấy có ăn thua gì đâu, mà có cấy thì lỗ thêm thôi. Tôi để mặc ruộng đầm đấy, ai thích cấy thì cấy nhưng cũng chẳng có ai buồn xin cấy cả”.
Theo khảo sát của phóng viên NTNN, tình trạng nông dân bỏ ruộng cũng diễn ra ở một số xã khác của huyện Thủy Nguyên như Tam Hưng, An Lư, Gia Minh… Hiện nay, huyện Thủy Nguyên còn có 60ha ruộng kẹt giữa các dự án không thể cấy trồng vì ô nhiễm, vì khó khăn nguồn nước tưới và vì nông dân không thấy lợi ích từ cây lúa.
Theo theo thống kê của Sở NNPTNT Hải Phòng, hiện nay diện tích ruộng nông dân bỏ không canh tác trên toàn thành phố là gần 250ha, trong đó đất không canh tác do thiếu nước, kẹt giữa các dự án khoảng hơn 150ha...
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy những ngày này sẽ dễ dàng nhận thấy không khí hối hả xen lẫn niềm vui của người dân đang trông chờ một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt: đó là lễ công nhận xã nông thôn mới (NTM) dự kiến sẽ diễn ra vào những ngày cuối tháng 11 này.

Theo thống kê sơ bộ từ các ngành chức năng, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có trên 10.000 ha diện tích đất bị nhiễm cây mai dương- một loài thực vật ngoại lai cực kỳ nguy hiểm. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, tốc độ phát tán cực nhanh trên diện rộng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Diễn đàn lần này nhằm tìm kiếm các giải pháp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ĐBSCL, đồng thời tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang và sẽ làm ăn, kinh doanh trên vùng đất này.

An toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, để có nông sản thực phẩm an toàn đòi hỏi có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và các cấp quản lý, giám sát chất lượng các sản phẩm nông sản (rau, củ, quả, chè, thịt gia súc, gia cầm…) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Đến nay ngoài Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC II) đổ bể, lại có Công ty Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su VN) bị đề nghị giải thể, để lại khoản lỗ trên 1.770 tỉ đồng.