Bình Phước Tiêu Được Giá, Nhiều Hộ Gây Lại Vườn

Ở xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước), diện tích đất nông nghiệp chủ yếu vẫn trồng điều và cao su, số ít trồng tiêu và cà phê. Vào đầu những năm 2000, giá tiêu giảm mạnh chỉ khoảng 16 ngàn đồng/kg nên người dân bỏ vườn, không chăm sóc cây tiêu, vì thế diện tích ngày càng thu hẹp. Năm 2001, bà Nguyễn Thị Huệ ở thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh trồng 200 gốc tiêu.
Đến kỳ thu hoạch, tiêu cho hiệu quả hơn hẳn so với cây trồng khác nên bà Huệ đã cưa cà phê, nhãn để trồng thêm 6 sào tiêu. Năm 2013, hơn 1.000 nọc tiêu của gia đình bà cho năng suất gần 3 tấn, dự kiến năm nay tăng khoảng 1 tấn.
Năng suất cao, giá tiêu giữ mức ổn định. Đầu vụ năm 2012, tiêu có giá 130 ngàn đồng/kg, đầu vụ năm 2013 giá 160 ngàn đồng/kg. Thấy hiệu quả nên tháng 5-2013, gia đình bà Huệ tiếp tục xuống giống 200 nọc tiêu trồng ghép dưới tán điều. Bà Huệ cho biết: Tiêu được mùa, được giá nên trong thôn nhiều hộ đang gây lại vườn tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa.

Diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ngày một tăng, tuy nhiên, trong khi doanh nghiệp và các hộ dân đầu tư lớn cho nghề nuôi nhuyễn thể thì nghề nuôi này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề nếu không được phòng bệnh kịp thời trong quá trình nuôi.

Tại các chợ truyền thống, giá quả tươi đã bắt đầu rục rịch tăng. Cho dù giá thanh long tại các vườn ở tỉnh Bình Thuận đang rớt giá thê thảm, nhưng tại Hà Nội, giá thanh long vẫn tăng không ngừng. Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại một số chợ hiện được bán 60.000 đồng/kg, thanh long thường có giá 35.000 đồng/kg.

Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.