Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Cá Diêu Hồng

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh.
Theo tục lệ hàng năm, vào ngày 23 tháng chạp, dân ta có tập quán cúng tiễn ông Táo về trời và phóng sinh một con cá chép. Do có màu sắc, hình dáng đẹp, thịt cá thơm ngon nên ngoài việc mua về cúng ông Táo, phóng sinh, cá diêu hồng còn là “thực đơn” trong bữa ăn của nhiều gia đình trong những ngày Tết. Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, con nuôi đem lại hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, nhiều hộ gia đình ở huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã tham gia đầu tư nuôi cá diêu hồng và được hỗ trợ 20% về thức ăn, 40% con giống và kỹ thuật nuôi trồng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Ước sản lượng vụ đầu tiên cung cấp cho thị trường vào dịp Tết năm nay khoảng vài chục tấn.
Theo ông Đặng Ngọc Sâm ở thôn 1, xã Tân Phúc, Hàm Tân: gia đình ông thả nuôi thử nghiệm 5.000 con giống trên diện tích 1.000 m2 ao đất. Sau 6 tháng nuôi, hiện nay cá đạt bình quân 0,5 kg/con, sản lượng ước đạt hơn 17,5 tấn/ha. Cá diêu hồng dễ nuôi, ăn mùn bã hữu cơ, các loại cám, rau để bổ sung nguồn thức ăn cho cá, ông tận dụng các loại phụ phẩm chế biến từ hải sản như vỏ tôm, râu mực... nên chi phí thấp. Ông thường xuyên kiểm tra, theo dõi xử lý vệ sinh nguồn nước ao sạch để cá phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh. Ông Sâm dự tính, với giá bán sỉ và bán lẻ dao động từ 25.000 đến hơn 30.000 đồng/kg, gia đình ông thu lãi ròng trên 12 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá diêu hồng đang mở ra hướng làm ăn mới, được bà con nông dân hưởng ứng. So với các loại khác như cá rô phi, cá trê..., cá diêu hồng dễ nuôi, chi phí thấp và thị trường đang tiêu thụ mạnh không chỉ vào dịp Tết.
Có thể bạn quan tâm

Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thì phần lớn gà được bán cho các thương lái ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đặc biệt năm nay, người chăn nuôi gà còn nhận được một số đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như: siêu thị Big C Hà Nội, nhà hàng 555 và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng mua với số lượng lớn.

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.