Trồng Mướp Hương Lãi Cao

Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày. Sau khi trồng thử nghiệm một vài dây mướp hương, anh nhận thấy cây phát triển rất mạnh, năng suất cao và nhất là hương vị rất thơm. Từ đó, anh quyết tâm đầu tư trồng loại cây này và đến nay đã mở rộng được 1 hécta để cung cấp cho thị trường.
Anh Thanh cho biết, trồng mướp chăm sóc khá đơn giản, dây mướp hương ít bị sâu bệnh nên ít tốn chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, theo anh Thanh, mức đầu tư ban đầu làm giàn cho mướp leo khá cao khoảng 50 triệu đồng/hécta (giàn mướp có thể sử dụng được từ 4 đến 5 năm). Sau khi xuống giống 45 ngày, mướp bắt đầu cho thu hoạch hàng ngày với năng suất khoảng 1 tấn/hécta và thời gian thu hoạch kéo dài trong vòng 3 tháng. Với giá mướp hiện nay khoảng 3.000 đồng/kg, mỗi ngày gia đình anh Thanh có thu nhập 3 triệu đồng. Riêng vụ đông – xuân mướp có giá khá cao từ 5 đến 6 ngàn đồng/kg. Mỗi năm nông dân có thể trồng 2 vụ mướp trên cùng một diện tích sau khi đã đầu tư làm giàn.
Từ thành công mô hình trồng mướp của anh Thanh, nhiều nông dân trong xã đã đến tham quan, học hỏi làm theo. Ông Trần Ngọc Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận xét: “Bên cạnh mô hình trồng mướp xen canh, nông dân Xuân Hiệp còn tận dụng những diện tích đất trống để trồng mướp hương, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình canh tác tuy không mới nhưng nếu được nông dân đầu tư đúng mức sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần giảm bớt khó khăn khi một số cây trồng và vật nuôi bị dịch bệnh, rớt giá.”
Có thể bạn quan tâm

Chuyến cá ngừ đầu tiên được ngư dân tỉnh Bình Định đưa sang bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá Osaka (Nhật Bản) không được như kỳ vọng. Đây là chuyến hàng đầu tiên áp dụng quy trình đánh bắt, bảo quản cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản nên chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Thế nhưng, từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngư dân và chính quyền tỉnh Bình Định.

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.

Theo khảo sát, 75,1% người tiêu dùng ăn hải sản không vì thích mà do giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, các sản phẩm thủy sản nên nhấn mạnh đến chức năng dinh dưỡng. Angels Segura, phụ trách lĩnh vực thủy sản của AECOC, khuyến khích tập trung vào sự hấp dẫn và dễ nấu của các sản phẩm thủy sản.

Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, theo khảo sát, sau thu hoạch tôm nuôi hầu hết sản phẩm đều bán qua thương lái thu gom. Sau đó thương lái mới bán lại cho doanh nghiệp với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá.