Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến cây chùm ngây thành món trà ngọt độc đáo

Biến cây chùm ngây thành món trà ngọt độc đáo
Ngày đăng: 03/08/2015

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phúng (xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa) được nhà nông ở nhiều nơi biết đến là người có công tạo ra một số giống cây có giá trị.

Anh dùng phương pháp giâm cành và ươm hạt, tạo ra gần 5.000 cây hoa anh đào có chất lượng và cung cấp cho cả nước. Cũng chính anh đã nghiên cứu giống cây chùm ngây để làm trà ngọt có tên gọi “Trà ngọt Nha Trang Hoàng Hoa Thôn” rất được nhiều người yêu thích.

Đến nhà của Nghệ nhân Phúng trong cái nắng gắt, chúng tôi được chủ nhà mời nhâm nhi ly trà có màu vàng óng ánh. Vị ngọt thanh tao và mát dịu của trà đã làm chúng tôi thấy sảng khoái, mát lạnh. Anh Phúng cho biết, anh đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc mới làm ra được loại trà đặc biệt. Vị trà ngọt này được kết hợp từ 3 loại cây- cỏ ngọt, chùm ngây và hoàn ngọc- trong đó chùm ngây chiếm hơn 60%.

Theo anh Phúng, cây chùm ngây trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được người dân trồng nhiều tại các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh và Ninh Hòa. Người dân thường dùng cây  chùm ngây để nấu canh trong các bữa ăn hàng ngày, chưa ai tận dụng hiệu quả loại cây này cho việc mang lại thu nhập cho gia đình. Anh Phúng biết đến giá trị của chùm ngây qua nghiên cứu công trình về các cây thuốc nam của Giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Từ đây, anh nảy sinh ý tưởng dùng chùm ngây chế ra trà. Để có nguồn nguyên liệu dồi dào, anh trồng trên 1ha chùm ngây tại xã Suối Cát, huyện Diên Khánh. Giống cây này sinh trưởng phát triển tốt, trung bình cây có tuổi thọ trên 8 năm tuổi.

Anh Phúng cho biết thêm, cây chùm ngây được tận dụng cả thân, rễ và lá. Chùm ngây trồng khoảng 5 tháng là cho thu hoạch lá và trồng trên 2 năm thì sẽ cho thu hoạch rễ. Hiện anh đang bao tiêu chùm ngây cho nông dân với giá từ 8.000 – 10.000 đồng/kg  tươi để phục vụ cho chế biến trà ngọt. Anh Phúng cho rằng, nếu nông dân chịu khó trồng và chăm sóc chùm ngây chắc chắn sẽ có thu nhập cao gấp 3 -4 lần so với trồng hoa màu. Cơ sở chế biến trà ngọt từ chùm ngây của anh đang tạo công ăn việc làm cho 20 lao động của địa phương, với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Bà Trần Thị Thanh Hằng – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho biết, cây chùm ngây là loại cây dễ trồng, có thể trồng được với nhiều loại đất trong vườn, quanh hàng rào, dưới tán cây khác và  cho thu nhập tương đối ổn định. Địa phương khuyến khích các hộ nông dân trồng loại cây này.


Có thể bạn quan tâm

Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

19/06/2014
Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

22/05/2014
Trồng Điều Trồng Điều "Kiểu Mới"

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

20/06/2014
Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

22/05/2014
Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

20/06/2014