Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam
Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.
Trong những năm qua, ngành Nuôi trồng thủy sản của nước ta, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ven biển đã có sự phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm (2001-2011), sản lượng NTTS đã tăng từ hơn 700 ngàn tấn lên khoảng 3 triệu tấn, gấp khoảng hơn 4 lần, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm. Trong đó, sản lượng NTTS ven biển (nước lợ, mặn) chiếm khoảng 29% .
Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở vùng ven bờ, trên biển, đảo chịu tác động thường xuyên và cực đoan của thời tiết và thiên tai do biến đổi khí hậu(BĐKH). BĐKH đi kèm với các biểu hiện như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng lớn đến nghề cá nói chung và NTTS nói riêng.
Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra thì nuôi tôm nước lợ chịu nhiều bất lợi do BĐKH gây ra, đồng thời, một số hình thức nuôi tôm cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính như: nuôi bán thâm canh, thâm canh, hoặc nuôi ở quy mô công nghiệp.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về phát thải khí nhà kính đã và đang bắt đầu được thực hiện ở một số lĩnh vực như lâm nghiệp, thuỷ lợi. Tuy nhiên đối với nuôi trồng thủy sản, hầu như chưa có nghiên cứu nào một cách hệ thống liên quan đến phát thải khí nhà kính.
Do đó, nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã đề xuất ý tưởng dự án: “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, giảm phát thải.
Dự án được kỳ vọng thành công với sự hợp tác của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Tài nguyên - Môi trường và các địa phương được chọn thực hiện dự án.
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản- là đơn vị đầu mối phía Việt Nam có trách nhiệm là cầu nối với các đơn vị, chuyên gia trong nước, đồng thời phối hợp với GIZ hình thành mạng lưới đối tác, chuyên gia quốc tế để thực hiện thành công dự án.
Dự án này được thực hiện sẽ cung cấp các thông tin về hiện trạng phát thải khí nhà kính, hệ thống giải pháp, cơ chế chính sách thúc đẩy giảm thiểu khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, thực hiện mô hình thử nghiệm để mở rộng áp dụng trong lĩnh vực thủy sản.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ tác động tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã đề ra.
Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Ngành Thuỷ sản theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển ổn định, bền vững với vai trò của một ngành sản xuất hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh cao, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm
Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Tại thời điểm này, người trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do giá ngô giảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV NTNN tại Sơn La, nhờ kịp thời lựa chọn giống biến đổi gen vào trồng, nên dù giá có giảm, người nông dân vẫn có lãi với năng suất ngô lên tới 10 tấn/ha.
Mô hình nuôi hươu lấy nhung được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah triển khai từ năm 2013. 3 năm qua, 2 hộ tham gia mô hình được cấp 8 con hươu giống nay đã nâng tổng đàn hươu lên 18 con, bước đầu đã giúp các gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán nhung hươu.
Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...
Dù không có diện tích để canh tác hay trồng trọt nhưng người tiêu dùng vẫn có cơ hội sở hữu vài cây xoài, thậm chí cả vườn xoài đặc sản ở huyện Cao Lãnh thông qua mô hình “Cây xoài nhà tôi”. Đây là ý tưởng độc đáo của Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh với mong muốn mang sản phẩm của mình đến gần hơn nữa với người tiêu dùng.