Trồng Điều Kiểu Mới

Trồng điều từ năm 1986 với diện tích ban đầu hơn 1 hécta, hiện nay gia đình ông Nguyễn Hải Dương (xã Bàu Cạn, huyện Long Thành - Đồng Nai) có hơn 3 hécta điều, mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.
Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.
Năm 2012, trong một chuyến thăm trại cây giống ở huyện Trảng Bom, biết một giống điều mới với dáng cây nhỏ, thấp cho nhiều quả, ông đã mua về trồng thử. Ban đầu ông mua 50 cây về trồng, thấy giống mới phát triển nhanh nên ông đã mua thêm 300 cây nữa để mở rộng diện tích.
Tuy nhiên, ông Dương không trồng theo dạng điều truyền thống mà trồng theo kiểu bonsai, cây chỉ cao khoảng 1,5m. Ông Dương chia sẻ: “Giống điều này tới năm thứ 2 đã bắt đầu ra bông, mỗi cây sẽ để lại khoảng 30-40 chồi to, khỏe. Sau mỗi lần thu hoạch trái xong tôi cắt đi toàn bộ cành nhỏ, chỉ để lại gốc và các cành lớn”.
Cách trồng điều ghép giống mới theo dạng bonsai của ông Dương được xem là một trong những mô hình mới ở Đồng Nai. Cách làm này cũng phù hợp với diện tích đất nhỏ của hàng vạn hộ nông dân, chỉ cần có diện tích đất vườn nho nhỏ cũng có thể trồng điều mới này và bắt đầu thu hoạch từ năm thứ 2 trở đi.
Ông Dương cho biết : “Vì trồng theo dạng bonsai nên buộc người dân phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn trồng điều truyền thống, phải bảo vệ bộ lá thật tốt để không bị côn trùng phá hoại, đảm bảo cho việc ra chồi của cây”.
Hiện nay, ông Dương cũng đã thay 1hécta điều cũ sang trồng điều ”kiểu mới” với năng suất cao hơn để tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, ông Dương cũng ươm thêm giống cây mới và hướng dẫn cho nông dân trong vùng cách trồng và chăm sóc cây điều theo dạng bonsai.
Có thể bạn quan tâm

Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng.

Nhà máy chế biến các sản phẩm cá tra và tôm tinh chế tại KCN An Hiệp (Bến Tre), vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất chế biến 10.000 tấn thành phẩm/năm.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.