Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế
Sinh năm 1989, đến nay, anh Sáng đã có gần 5 năm gắn bó với công tác Đoàn. Là người con dân tộc Dao sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao nguyên đá, chứng kiến cái đói, cái nghèo luôn bủa vây lấy người dân nơi đây, anh Sáng đã bao lần trăn trở làm sao thoát nghèo, để cuộc sống trở nên khấm khá hơn. Sau khi tìm hiểu kỹ các giống vật nuôi, cây trồng; thấy con dê phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi dê thịt.
Ban đầu đàn dê nhà anh chỉ có 10 con, nhưng đến nay, sau gần 1 năm dàn dê đã phát triển lên đến 30 con. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và tuân thủ đầy đủ về phòng, chống dịch bệnh nên đàn dê nhà anh sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Theo anh Sáng thì dê là con vật dễ nuôi, nhân đàn nhanh, ít bị dịch bệnh và giá bán dê thịt trên thị trường khá cao, dao động từ 110.000 đến 130.000 đồng/kg. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ vay vốn Ngân hàng CSXH huyện để phát triển đàn dê lên khoảng 60 con. Ngoài nuôi dê, gia đình anh còn kết hợp nuôi trâu, lợn, gà. Năm 2014, mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Sáng cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Thấy mô hình chăn nuôi của anh Sáng đem lại hiệu quả, nhiều hộ trong thôn cũng học tập và mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi.
Bên cạnh đó, là một Bí thư Đoàn xã anh Sáng xác định mình phải gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh thường xuyên quan tâm đến đời sống của đoàn viên, thanh niên ở địa phương, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của mình, động viên đoàn viên, thanh niên tích cực phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Với những đóng góp không nhỏ cho phong trào thanh niên ở địa phương, nhiều năm liền, anh Sáng vinh dự được Huyện đoàn Yên Minh tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí, nghị lực và bầu nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ, anh Sáng đã dần khẳng định mình và từng bước vươn lên trong cuộc sống, là tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên học tập và noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.
Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.
Nhà bà Nguyễn Thị Mai tại thôn Cam Bình, xã Tân Phước, La Gi cách đây chừng 3-4 năm có trồng một cây chuối sứ, cây phát triển thêm cây con thành một bụi chuối chừng 5-6 cây. Những cây chuối này đã từng trổ trái bình thường như mọi cây chuối khác.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.
Đây là giống bưởi có mẫu mã đẹp, quả to (trung bình từ 1,2 kg đến 1,5 kg), cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, không có vị he, đắng. Hiện xã Cát Quế có 20 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 tấn đến 200 tấn. Bưởi có giá bán trung bình từ