Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Bình Thuận Ước Đạt 14.600 Tấn

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, năm 2014 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt 14.600 tấn, tăng 6,9% so với năm trước. Lợi thế về sản xuất tôm giống tiếp tục được duy trì, sản xuất và tiêu thụ tôm giống tăng cao, ước đạt 25 tỷ post, đạt 250% KH, tăng 43,7% so năm trước.
Có được kết quả này, do ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh xác định tập trung vào các sản phẩm lợi thế như tôm thẻ chân trắng, nuôi cá mú, cá bớp, tôm hùm trên biển. Trong đó, nuôi nước ngọt chú trọng phát triển đa dạng các giống nuôi kinh tế tại các vùng có điều kiện thuận lợi.
Nuôi nước lợ tập trung chủ yếu cho tôm nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng được chọn đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, năm qua thời tiết có nhiều bất lợi nên một số khu vực tôm chậm phát triển hoặc có dấu hiệu bệnh, chết rải rác. Đối với nuôi hải sản trên biển, tiếp tục phát triển tại các huyện Phú Quý, Tuy Phong, tập trung vào một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế như cá mú, tôm hùm…
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/nuoi-trong-thuy-san-san-luong-uoc-dat-14-600-tan.html
Có thể bạn quan tâm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.