Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế

Sinh năm 1989, đến nay, anh Sáng đã có gần 5 năm gắn bó với công tác Đoàn. Là người con dân tộc Dao sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao nguyên đá, chứng kiến cái đói, cái nghèo luôn bủa vây lấy người dân nơi đây, anh Sáng đã bao lần trăn trở làm sao thoát nghèo, để cuộc sống trở nên khấm khá hơn. Sau khi tìm hiểu kỹ các giống vật nuôi, cây trồng; thấy con dê phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi dê thịt.
Ban đầu đàn dê nhà anh chỉ có 10 con, nhưng đến nay, sau gần 1 năm dàn dê đã phát triển lên đến 30 con. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và tuân thủ đầy đủ về phòng, chống dịch bệnh nên đàn dê nhà anh sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Theo anh Sáng thì dê là con vật dễ nuôi, nhân đàn nhanh, ít bị dịch bệnh và giá bán dê thịt trên thị trường khá cao, dao động từ 110.000 đến 130.000 đồng/kg. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ vay vốn Ngân hàng CSXH huyện để phát triển đàn dê lên khoảng 60 con. Ngoài nuôi dê, gia đình anh còn kết hợp nuôi trâu, lợn, gà. Năm 2014, mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Sáng cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Thấy mô hình chăn nuôi của anh Sáng đem lại hiệu quả, nhiều hộ trong thôn cũng học tập và mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi.
Bên cạnh đó, là một Bí thư Đoàn xã anh Sáng xác định mình phải gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Anh thường xuyên quan tâm đến đời sống của đoàn viên, thanh niên ở địa phương, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của mình, động viên đoàn viên, thanh niên tích cực phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Với những đóng góp không nhỏ cho phong trào thanh niên ở địa phương, nhiều năm liền, anh Sáng vinh dự được Huyện đoàn Yên Minh tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí, nghị lực và bầu nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ, anh Sáng đã dần khẳng định mình và từng bước vươn lên trong cuộc sống, là tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên học tập và noi theo.
Related news

Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).