Bí quyết chọn gà đen nghìn đô giúp đại gia tránh tiền mất tật mang
Theo anh Trần Nhữ Giáp - chủ Vườn chim Việt ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội), một đặc điểm quan trọng và dễ phân biệt nhất giữa gà đen Ayam Camani và gà đen Trung Quốc chính là cuống họng và lưỡi.
Khi mở miệng gà đen Indonesia luôn có 1 màu đen tuyền từ lưỡi đến cổ họng, trong khi gà đen Trung Quốc khi mở miệng ra chúng ta sẽ thấy màu trắng nhạt hoặc hơi phớt đen như gà ác bình thường.
Gà đen Indonesia nhìn màu lông và vẻ bề ngoài bao giờ cũng đen hơn rất nhiều so với gà đen Trung Quốc
“Ngoài ra, gà đen Indonesia trưởng thành có mắt xếch nhìn dữ dằn hơn gà đen Trung Quốc (gà Hắc Phong)” – anh Giáp tiết lộ.
Cũng theo anh Giáp, gà đen Trung Quốc có xuất xứ từ vùng Xích Thủy -Trung Quốc.
Chúng có thịt đen, xương đen, lông đen, mào thâm hoặc đỏ nhạt.
Đây là giống gà có họ hàng rất gần với gà H’Mông của Việt Nam, chúng được nuôi để làm thương phẩm
. Giống gà này mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian qua với giá bán con giống tại Trung Quốc hiện là 5- 7 nhân dân tệ (tương đương 18.000 – 24.000 đồng/con), giá thương phẩm từ 150.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên ngược lại, gà đen Indonesia lại luôn có giá rất đắt khoảng từ 5 đến trên 30 triệu đồng/con trưởng thành.
Khi còn nhỏ gà đen Trung Quốc rất giống với gà đen Indonesia. Hiện nay, một số thương lái đã lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân để lừa bán gà đen Trung Quốc, nên người mua cần rất cảnh giác và phải tỉnh táo để không bị mắc bẫy.
Có thể bạn quan tâm
Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.
Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.
Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.
Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…
Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...