Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại

Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại
Ngày đăng: 05/05/2015

Cưới vợ lúc 20 tuổi, ông Ân được gia đình cho 1 công ruộng ra riêng. Ngoài làm ruộng nhà, 2 vợ chồng ông Ân còn phải đi làm mướn mới đủ sống. Khi các con chào đời, vợ chồng ông càng quyết chí làm ăn, chăn nuôi thêm gà, vịt, heo… để có tiền lo cho các con ăn học. Nhận thấy nuôi heo không hiệu quả, vợ chồng ông bàn với nhau chuyển sang nuôi bò. Vừa nuôi, ông bà vừa học cách chăm sóc chúng. Ông kể: “Con bò cái nuôi đầu tiên mỗi năm đều đẻ được 1 bò con, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Mấy lứa đầu, vợ chồng tôi quyết không bán con nào hết; bò đực thì nuôi vỗ béo để cày ruộng, còn bò cái thì để làm giống”.

Khởi sự từ 1 con bò cái, giờ đây ông Ân đã sở hữu 1 trang trại nuôi bò có tiếng ở xã Thanh Bình. Bà Văn Thị Mừng (vợ ông Ân) vui vẻ cho biết: “Dường như gia đình tôi có tay chăn nuôi bò, hiện nay trong chuồng lúc nào cũng có hơn 30 con bò thịt. Cũng nhờ nuôi bò mà gia đình ngày càng có cuộc sống khá giả, các con được ăn học như ngày hôm nay”. Ông bà khoe với chúng tôi vừa bán 20 con bò thịt thu gần 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 500 triệu đồng. Trung bình, 18 tháng ông bà bán bò thịt 1 lần trên 20 con.

Sau mỗi lần bán lứa bò thịt, ông Ân mua ngay bò con thay vào nên trong chuồng nhà lúc nào cũng có hơn 30 con bò. Ông Ân cho biết: “Người nuôi bò không phải bỏ công chăm sóc vất vả như những loài khác. Chủ yếu là chịu khó cắt cỏ, cho bò ăn thêm thức ăn và bổ sung Vitamin cho bò khỏe mạnh và mau lớn”.

Từ 1 công đất ruộng của cha mẹ cho lúc ra riêng, hiện nay ông bà đã mua thêm đất để trồng hơn 1 ha cỏ nuôi bò. Chính vì giá trị kinh tế từ con bò mang lại khá cao nên có nhiều người đã tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm nuôi và ông luôn sẵn sàng chia sẻ với họ. Dù đã 70 tuồi, nhưng ông Ân, bà Mừng vẫn hăng say lao động, hàng ngày chăm sóc đàn bò. Được biết, ngôi nhà xây dựng khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi của ông Ân cũng là nhờ thành quả từ việc nuôi bò.

“Đối với xã hội, gia đình ông Ân, bà Mừng luôn đi đầu trong phong trào ủng hộ các hoạt động từ thiện, tích cực đóng góp quỹ phúc lợi xã hội và đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo ở trong xã. Ông Ân là gương nông dân vượt khó làm giàu được mọi người khâm phục. Bên cạnh, bà Mừng còn là Tổ trưởng Tổ Phụ nữ năng nổ” - ông Lê Anh Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Cuộc Chiến Vì Niêu Cơm Cuộc Chiến Vì Niêu Cơm

Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.

01/03/2012
Hà Nội: Rau An Toàn Và Bí Quyết Không Sợ... “Ế” Hà Nội: Rau An Toàn Và Bí Quyết Không Sợ... “Ế”

Ở đâu người trồng rau lo khâu tiêu thụ, còn với người trồng rau Văn Đức thì không sợ rau "bị ế." Hiện nay, Hợp tác xã có hơn 20 đầu mối tiêu thụ rau ổn định với số lượng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố nên bà con trồng rau ở địa phương rất yên tâm sản xuất.

29/03/2012
Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

02/03/2012
Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

23/11/2011
Làm Giàu Từ Trồng Lan Làm Giàu Từ Trồng Lan

Mấy năm trở lại đây, do tốc độ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông ngày càng giảm dần nên nhiều hội viên nông dân chuyển sang mô hình trồng hoa lan, đem lại thu nhập cao.

02/04/2012