Bản Xen khởi động Dự án nuôi cá trắm thâm canh

Hình thức thâm canh thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trước đây, việc nuôi cá tại xã Bản Xen chủ yếu theo hình thức quảng canh, dựa hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, một số hộ dân nuôi thử nghiệm giống cá trắm trắng theo hình thức thâm canh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn, bình quân mỗi năm cho thu hơn 2 tỷ đồng, tương đương 40 – 41 tấn cá trắm trắng.
Để nhân rộng và đưa vào sản xuất hiệu quả, xã đã khởi động Dự án “Nuôi cá trắm thâm canh” trên diện tích 5ha, chủ yếu tại các thôn: Na Phả, Cốc Mui và Đậu Lùng. Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2017.
Việc triển khai dự án được xem là hướng đi tích cực của địa phương trong chuyển đổi giống vật nuôi, đồng thời thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.

Từ gần 10 năm nay, gia đình anh Hoàng Văn Sinh ở thôn Đè E, xã Lê Lợi, Hoành Bồ (Quảng Ninh) được nhiều người biết đến như một điểm sáng đi đầu trong việc đưa các giống cây nông sản mới về trồng và phát triển trên địa bàn huyện.

Nhằm giảm thiệt hại cho người kinh doanh, Sở Công Thương Bình Thuận vừa phát đi văn bản khẩn, đề nghị các cơ quan hữu quan, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, thông tin chi tiết tình hình trên cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nông sản trong tỉnh, nhất là các cơ sở thường xuyên xuất thanh long sang Trung Quốc.

Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.

Riêng tháng 3 đã có 5.600 tấn dưa hấu được xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Giá bán dưa hấu qua cửa khẩu từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, thuế xuất khẩu 0%.