Bí Ngô Khổng Lồ Nặng 80kg

Đó là quả bí ngô được thu hoạch tại vườn của gia đình ông Lê Hữu Phan ở đường Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Đầu năm 2011, qua mối quen biết từ người thân bạn bè, ông Phan đã mua về 100 hạt giống bí ngô khổng lồ từ Mỹ. Mua hạt giống về, ông bảo quản trong các ngăn lạnh tại vườn ươm của gia đình, đến tháng 4/2011, ông Phan bắt đầu gieo hạt.
Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng. Quả nhỏ nhất cũng nặng trên 10kg, lớn nhất lên tới 80kg. Theo ông Phan, chế độ chăm sóc của loại bí này rất đơn giản, phân bón chủ yếu là các loại hữu cơ nên quả rất sạch.
Hiện tại những trái bí ngô khổng lồ giống mới của nhà nông Lê Hữu Phan đang chuẩn bị đưa ra giới thiệu trên thị trường. Ông Phan cũng cho biết, trong dịp Festival hoa Đà Lạt năm 2012, ông sẽ đăng ký một gian hàng trưng bày những trái bí khổng lồ này.
Có thể bạn quan tâm

Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa ĐX, năng suất bình quân từ 6,5-7,5 tấn/ha, cao hơn so với vụ ĐX năm rồi khoảng 1 tấn/ha. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện nay diện tích thu hoạch toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 800.000 ha/1,6 triệu ha xuống giống. Hiện thương lái chỉ săn lùng mua lúa thơm, lắc đầu với lúa chất lượng thấp...

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).