Vân Quang 14 Giống Lúa Lai Chất Lượng Cao
Vân Quang 14 là giống lúa lai do Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) nhập nội và phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Giống lúa này được Bộ NNPTNT công nhận chính thức từ năm 2007. Vụ xuân 2014, chi nhánh SSC tại Hà Nội đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Vụ Bản (Nam Định) xây dựng mô hình gieo cấy giống lúa lai Vân Quang 14 tại xã Đại Thắng quy mô 7ha, với 39 hộ dân tham gia.
Ông Đỗ Ngọc Năng – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đại Thắng cho biết: Thực tế sản xuất cho thấy một trong những ưu điểm nổi trội của giống Vân Quang 14 là thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống lúa khác từ 5-7 ngày.
Thời tiết vụ đông xuân năm nay có nhiều diễn biến bất thường, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như trời âm u, ánh sáng mặt trời yếu nhưng Vân Quang 14 vẫn có sức sống tốt, cây mạ khỏe, đẻ nhánh tốt, cây cứng lá đứng, số dảnh hữu hiệu cao. Về khả năng chống chịu, giống lùa này chịu hạn khá, chống đổ tốt; nhiễm sâu cuốn lá, rầy nâu, bạc lá ở mức độ nhẹ, kháng bệnh đạo ôn và khô vằn; dự kiến năng suất đạt tới 75 tạ/ha.
Ông Dương Huy Tú – Trưởng phòng Nghiên cứu SSC tại Hà Nội cho biết: “Ghi nhận tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định… với nhiều vùng đất có tính chất thổ nhưỡng khác nhau, giống lúa Vân Quang 14 đã thể hiện được các đặc tính ưu việt: Khả năng thích ứng rộng; chịu rét tốt, đặc biệt là giai đoạn mạ; sinh trưởng, đẻ nhánh khỏe, mỗi dảnh sẽ đẻ 5-6 bông (các giống khác chỉ từ 3-4 bông), mỗi bông khoảng hơn 200 hạt, khối lượng nghìn hạt của giống từ 24-26g, trỗ thoát cổ bông, chống đổ tốt, gieo cấy được cả 2 vụ/năm trên chân đất vàn, vàn cao.
Giống lúa này có thời gian sinh trưởng từ 120 - 125 ngày (vụ xuân) và 95 - 100 ngày (vụ mùa) và là giống lúa lai có chất lượng gạo giống ngon nhất hiện nay”.
Để gieo trồng giống Vân Quang 14 đạt năng suất cao, SSC khuyến cáo bà con gieo vụ xuân từ 25.1-5.2, vụ mùa từ 5.6-10.6. Chú ý gieo mạ thưa, thâm canh mạ để mạ có ngạnh trê. Vụ xuân cần che phủ nilon chống rét và áp dụng các thiết bị kỹ thuật như SRI, sử dụng giàn sạ, giàn kéo tay. Mật độ cấy 40-45 khóm/m2.
Phân bón 1 sào (360m2) gồm phân chuồng 300-600kg, urê 7-9kg, kali 6-8kg, supe lân 15kg, vôi bột 14-15kg. Bón lót vôi khi bắt đầu đổ nước vào ruộng, bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân, 3kg urê, 2kg kali. Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 4-5kg urê và 3kg kali. Bón thúc lần 2 khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, bón lượng urê và kali còn lại. Lưu ý bón thúc urê sớm, tập trung và bón đầy đủ kali.
Có thể bạn quan tâm
Các nước có xuất khẩu tôm trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan hay các nước Nam Mỹ vốn có thế mạnh về tôm thẻ chân trắng, còn Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nuôi một lúc tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú và có thể chuyển đổi cho nhau khi nhu cầu thị trường cần.
Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh chương trình sản xuất tôm giống sạch giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu hướng tới cung cấp nguồn tôm giống sạch cho người nuôi, loại trừ khả năng sử dụng nguồn giống kém chất lượng vốn đã chiếm tới 30% nguồn tôm giống thả nuôi hiện nay.
Đó sẽ là những sản phẩm "made in Vietnam" được tạo bởi nhóm học sinh trường THPT An Lạc Thôn (thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.