Bí Ngô Khổng Lồ Nặng 80kg

Đó là quả bí ngô được thu hoạch tại vườn của gia đình ông Lê Hữu Phan ở đường Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Đầu năm 2011, qua mối quen biết từ người thân bạn bè, ông Phan đã mua về 100 hạt giống bí ngô khổng lồ từ Mỹ. Mua hạt giống về, ông bảo quản trong các ngăn lạnh tại vườn ươm của gia đình, đến tháng 4/2011, ông Phan bắt đầu gieo hạt.
Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng. Quả nhỏ nhất cũng nặng trên 10kg, lớn nhất lên tới 80kg. Theo ông Phan, chế độ chăm sóc của loại bí này rất đơn giản, phân bón chủ yếu là các loại hữu cơ nên quả rất sạch.
Hiện tại những trái bí ngô khổng lồ giống mới của nhà nông Lê Hữu Phan đang chuẩn bị đưa ra giới thiệu trên thị trường. Ông Phan cũng cho biết, trong dịp Festival hoa Đà Lạt năm 2012, ông sẽ đăng ký một gian hàng trưng bày những trái bí khổng lồ này.
Related news

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.