Bắt Quả Tang Cơ Sở Kinh Doanh Bơm Tạp Chất Vào Tôm
Ngày 6-2, Đội QLTT số 17 kiểm tra cơ sở kinh doanh tôm của bà Lê Thị Lanh, tại thôn Điền Xá, xã Quảng Tiến, Sóc Sơn (Hà Nội), phát hiện cơ sở kinh doanh tôm đông lạnh vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở có 3 người đang thực hiện hành vi đưa tạp chất (là một loại dung dịch pha bột có màu trắng đục đã được pha chế sẵn) vào các con tôm đã chết do cơ sở mua thu gom, nhằm làm tăng trọng lượng của hàng hóa bán ra thị trường để thu lợi bất chính.
Kiểm tra thực tế tại cơ sở có 150kg tôm được đóng gói trong 3 thùng xốp đã được bơm dung dịch và bảo quản bằng đá đông lạnh xay nhỏ; 5 kg bột màu trắng đục đựng trong bảo tải dùng để pha chế và bơm vào từng con tôm.
Số tôm được bơm tạp chất chủ yếu được chuyển đi tiêu thụ tại chợ, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện, tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Đội QLTT số 17 đã tạm giữ toàn bộ 150 kg tôm và 5 kg bột, đồng thời lấy mẫu để giám định chất lượng sản phẩm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.
Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.
Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.
Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.