Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bật mí mẹo trồng dứa tại gia chỉ với 5 bước cực đơn giản

Bật mí mẹo trồng dứa tại gia chỉ với 5 bước cực đơn giản
Ngày đăng: 19/10/2015

Dứa là loại trái cây ngon ngọt, giàu dinh dưỡng và mang lại vô số những lợi ích sức khỏe.

Thậm chí, một số người còn xem dứa như một loại trái cây "thần dược" bởi công dụng mà chúng mang lại.

Trồng dứa sạch làm cảnh trong nhà đã không còn là chuyện quá xa lạ đối với nông dân thành phố. Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng mà trái dứa mang lại, chúng còn giúp trang trí, làm xanh không gian.

Đừng ngần ngại gì mà không thử trồng những trái dứa này, bạn nhé!

Để trồng dứa từ thân, bạn chỉ cần làm theo những bước đơn giản dưới đây:

1. Chuẩn bị dụng cụ:

+ Đất trồng cây: Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt.

+ Chậu hoa

+ Dứa cả quả và phần thân lá: Tìm một quả dứa to, chín vàng, mắt thưa to đều, cuống nhỏ, búng quả kêu bộp bộp.

+ Xẻng xới đất

+ Cốc nhỏ

+ Dao

2. Tiến hành trồng:

Bước 1: Trước tiên, vặn phần thân lá ra khỏi quả dứa, chú ý vặn khéo không để gẫy giữa thân cây.

Dùng dao cắt bỏ phần đế vừa cắt từ thân lá và bóc một vài lá dứa ở đầu vết cắt.

Bước 2: Đổ nước vào cốc và đặt thân dứa vào trong cốc, sử dụng 3-4 que xiên đều vào giữa phần đầu trái dứa như trên hình

Bước 3: Đặt phần đầu vào trong bát nước và để ở khu vực cửa sổ nhiều nắng trong ba ngày.

Bạn nhớ cần thay nước hàng ngày trong suốt những ngày đầu để không thối nước, làm chết cây.

Bước 4: Đổ đất vào trong chậu và trồng dứa với một chiếc xẻng nhỏ.

Cắt hết phần lá dứa khô và đặt chậu vào một góc thích hợp trong nhà.

Trồng phần đầu vào bầu đất.

Nếu vẫn chưa nhìn thấy các gốc dứa đâm chồi thì bạn cũng đừng lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng mọc ra sau ba ngày được kích thích bởi nước và ánh sáng.

Lưu ý, bạn không cần tưới nước quá thường xuyên hàng ngày, chỉ cần tưới nước 2 lần/ tuần để đảm bảo lượng nước đủ cung cấp cho cây.3.Chăm sóc và thu hoạch

Bước 5: Dứa trồng trong chậu có thể cho quả, nhưng thời gian có thể dài hơn bình thường.

Bạn nên tạo môi trường thuận lợi như ánh sáng, dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp để dứa sinh trưởng tốt và cho quả.

Nên bón phân 3 lần/năm: đầu, giữa và cuối mùa mưa, ngoài ra có thể bón phân một lần sau khi hoa nở xong để nuôi quả.

Một chậu dứa nhỏ xinh trồng ở góc nhà có thể phát triển trong khoảng 24-36 tháng.


Có thể bạn quan tâm

Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

12/02/2015
Gà Đồi Mậu Lâm (Thanh Hóa) Gà Đồi Mậu Lâm (Thanh Hóa)

Một ngày cuối năm nắng hanh vàng, chúng tôi về thăm xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa). Qua dốc núi Eo Gắm, cách bản làng 300 m, đã nghe tiếng gà gáy rộn vang cả một không gian, làm thức dậy ký ức quê xưa, nơi tuổi thơ vẫn được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa.

12/02/2015
Dầu Tiếng (Bình Dương) Nhiều Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Dầu Tiếng (Bình Dương) Nhiều Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.

12/02/2015
Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

12/02/2015
Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định) Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định)

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

12/02/2015