Bật mí mẹo trồng dứa tại gia chỉ với 5 bước cực đơn giản

Dứa là loại trái cây ngon ngọt, giàu dinh dưỡng và mang lại vô số những lợi ích sức khỏe.
Thậm chí, một số người còn xem dứa như một loại trái cây "thần dược" bởi công dụng mà chúng mang lại.
Trồng dứa sạch làm cảnh trong nhà đã không còn là chuyện quá xa lạ đối với nông dân thành phố. Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng mà trái dứa mang lại, chúng còn giúp trang trí, làm xanh không gian.
Đừng ngần ngại gì mà không thử trồng những trái dứa này, bạn nhé!
Để trồng dứa từ thân, bạn chỉ cần làm theo những bước đơn giản dưới đây:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
+ Đất trồng cây: Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt.
+ Chậu hoa
+ Dứa cả quả và phần thân lá: Tìm một quả dứa to, chín vàng, mắt thưa to đều, cuống nhỏ, búng quả kêu bộp bộp.
+ Xẻng xới đất
+ Cốc nhỏ
+ Dao
2. Tiến hành trồng:
Bước 1: Trước tiên, vặn phần thân lá ra khỏi quả dứa, chú ý vặn khéo không để gẫy giữa thân cây.
Dùng dao cắt bỏ phần đế vừa cắt từ thân lá và bóc một vài lá dứa ở đầu vết cắt.
Bước 2: Đổ nước vào cốc và đặt thân dứa vào trong cốc, sử dụng 3-4 que xiên đều vào giữa phần đầu trái dứa như trên hình
Bước 3: Đặt phần đầu vào trong bát nước và để ở khu vực cửa sổ nhiều nắng trong ba ngày.
Bạn nhớ cần thay nước hàng ngày trong suốt những ngày đầu để không thối nước, làm chết cây.
Bước 4: Đổ đất vào trong chậu và trồng dứa với một chiếc xẻng nhỏ.
Cắt hết phần lá dứa khô và đặt chậu vào một góc thích hợp trong nhà.
Trồng phần đầu vào bầu đất.
Nếu vẫn chưa nhìn thấy các gốc dứa đâm chồi thì bạn cũng đừng lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng mọc ra sau ba ngày được kích thích bởi nước và ánh sáng.
Lưu ý, bạn không cần tưới nước quá thường xuyên hàng ngày, chỉ cần tưới nước 2 lần/ tuần để đảm bảo lượng nước đủ cung cấp cho cây.3.Chăm sóc và thu hoạch
Bước 5: Dứa trồng trong chậu có thể cho quả, nhưng thời gian có thể dài hơn bình thường.
Bạn nên tạo môi trường thuận lợi như ánh sáng, dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp để dứa sinh trưởng tốt và cho quả.
Nên bón phân 3 lần/năm: đầu, giữa và cuối mùa mưa, ngoài ra có thể bón phân một lần sau khi hoa nở xong để nuôi quả.
Một chậu dứa nhỏ xinh trồng ở góc nhà có thể phát triển trong khoảng 24-36 tháng.
Related news

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.